Trong quá trình sử dụng tụ bù đôi khi sẽ xảy ra một số vấn đề không mong muốn. Bài viết dưới đây của Điện Châu Á sẽ chia sẻ đến các bạn một số cách kiểm tra tụ bù đơn giản, nhanh chóng được mà bất kỳ ai cũng nên biết.
Mục lục bài viết
ToggleKế hoạch kiểm tra tụ bù
Tụ bù là thiết bị có ảnh hưởng lớn đến dòng điện và các thiết bị điện mang đến sự ổn định. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra tụ bù cẩn thận để tránh các sự cố xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng.
Bạn cần lên kế hoạch kiểm tra tụ bù để giúp bảo trì và bảo dưỡng tụ bù hay thay thế các tụ bù đã cũ, có thể gây các sự cố cho hệ thống điện hoặc khi tụ bù không còn bù công suất phản kháng như lúc đầu.
Xem thêm: Tụ Bù Hạ Thế Là Gì? Công Dụng, Cấu Tạo Và Phân Loại Tụ Bù Hạ Thế
Một số cách kiểm tra tụ bù
Kiểm tra dung lượng của tụ bù bằng đồng hồ vạn năng
Bạn có thể dùng đồng hồ vạn năng Fluke hoặc Kyoritsu để đo dung lượng tụ.
Cách sử dụng như sau: Đầu tiên, bạn nối tắt 2 pha để đo pha còn lại với 2 pha nối tắt, sau đó lấy giá trị đọc được đó chia đôi thì lúc này ta sẽ có được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tiếp tục thực hiện như thế lần lượt với các cặp cực còn lại để thu được dung lượng 3 pha. Đây là cách kiểm tra dung lượng tụ bù chính xác tuy nhiên yêu cầu bắt buộc là sử dụng đồng hồ vạn năng chuyên dụng.
Kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ đo điện dung
Đồng hồ đo điện dung có công dụng dụng đo điện dung của tụ bù để kiểm tra xem tụ bù còn sử dụng tốt hay không, có cần phải thay thế không. Đo điện dung của tụ bù bằng đồng hồ đo điện dung chính là cách đo chính xác nhất. Để quá trình đo diễn ra chính xác thì tụ phải đang không tải và đã được xả hết. Bạn có thể sử dụng một số đồng hồ đo điện dung như đồng hồ Kyoritsu 1012, Fluke 179 hoặc một số loại tương tự để đo.
Kiểm tra tụ bù bằng Ampe kìm
Ngoài những cách kiểm tra trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra gián tiếp bằng cách đo dòng điện lúc tụ vận hành. Cách kiểm tra này cũng mang lại sự chính xác cao và khá dễ thực hiện. Điều kiện để đo chính xác và độ tin cậy cao là tiến hành đo lúc điện áp đang trong phạm vi cho phép. Dựa vào kết quả các lần đo bằng ampe kìm, người dùng có thể so sánh dòng điện vận hành và dòng điện định mức để đưa ra đánh giá khách quan về chất lượng tụ. Nếu là tụ bù đã dùng lâu thì dòng điện vận hành thường sẽ bị giảm xuống dần. Đây là một phương pháp kiểm tra khá đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Một số lỗi hay gặp khi sử dụng tụ bù và phương pháp khắc phục
Rơ-le bị điều chỉnh về giá trị mặc định
Một số tụ bù khi đã dùng được một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng Rơ-le bị chỉnh về các giá trị mặc định, làm cho tụ bù không nhận được lệnh điều khiển hoặc có thể nhận được lệnh điều khiển nhưng không hoạt động.
Để khắc phục tình trạng này, cần tiến hành kiểm tra lại tụ bù và thiết lập lại các thông số vận hành của Rơ-le sao cho phù hợp.
Hiện tượng không đó giá trị Cos phi
Đây cũng là một hiện tượng mà tụ bù cũng thường xuyên gặp phải, nguyên nhân là do đấu sai tín hiệu dòng điện và điện áp cấp cho Rơ-le dẫn.
Để tụ bù hoạt động bình thường lại, bạn cần tiến hành đấu lại các dây nối sao cho đúng với sơ đồ quy định, sau đó thực hiện kiểm tra hoạt động đóng – ngắt của Rơ-le. Sơ đồ quy định của rơ-le thường nằm trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng và đấu nối tín hiệu khi mua các sản phẩm tụ bù.
Điện áp cao, relay báo quá áp
Khi tụ bù gặp tình trạng này, thường sẽ đưa tín hiệu đi cắt các công tắc tơ để báo về tụ bù, dẫn đến các giá trị cài đặt được thiết lập trở về mặc định và dẫn đến chức năng bị thực hiện sai so với yêu cầu. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể làm cho rơ le của tụ bù bị hư hỏng.
Để khắc phục thì bạn chỉ cản giảm nấc phân áp của MBA
Dòng điện vào relay nhỏ
Khi dòng điện đi vào relay nhỏ có thể dẫn đến sự khó nhận biết để điều khiển. Nguyên nhân có thể do biến dòng có tỉ số biến quá lớn hay tụ bù có sai số góc biến dòng lớn.
Để khắc phục tình trạng này thì cần tiến hành thay thế biến dòng có tỉ số phù hợp với tải và sai số đã đạt được theo tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường.
Tụ bù bị nổ, phù tụ
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng tụ bù bị nổ hay phù tụ là:
- Do đấu nối tiếp xúc không tốt gây ra hiện tượng hồ quang, dòng dẫn không đảm bảo công suất. Tùy thuộc vào thời gian của quá trình tiếp xúc không tốt có thể dẫn đến phù tụ và suy giảm công suất ở tụ bù.
- Thiết kế không đúng kỹ thuật: nếu người dùng chọn điện áp không phù hợp với điện áp hệ thống thì cũng có thể gây ra nổ tụ bù hoặc phù tụ bù.
- Do chất lượng tụ bù: Có thể do tụ bù mà hệ thống đang sử dụng là loại tụ bù kém chất lượng.
Trên đây là bài viết của Điện Châu Á đã chia sẻ các cách kiểm tra tụ bù đơn giản, hy vọng các bạn có thể áp dụng khi có nhu cầu cần kiểm tra tụ bù. Tụ bù là một trong những thiết bị điện công nghiệp được bán chạy nhất tại Điện Châu Á. Xem ngay các loại tụ bù và bảng giá tại Điện Châu Á.
Tham khảo bảng giá tụ bù tại Điện Châu Á