Tụ Bù Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Tụ Bù

Tụ bù là thiết bị có vai trò quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp. Giúp tiết kiệm điện và giảm tình trạng vượt công suất phản kháng. Vậy tụ bù là gì? Cấu tạo của nó ra sao? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tụ bù là gì?

Tụ bù là một loại thiết bị điện được sử dụng nhằm tăng cao hệ số công suất phản kháng trong hệ thống điện công nghiệp. Đây là thiết bị sử dụng để tiết kiệm điện và không bị cơ quan điện lực xử phạt khi vượt công suất phản kháng quy định. Tụ bù còn được gọi với nhiều tên gọi như: tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù áp, tụ bù cos phi, tụ bù điện,…

Tụ bù là gì

Tụ bù là gì?

Dưới đây là 2 phương pháp để sử dụng tụ bù điện một cách hiệu quả:

  • Bù tĩnh là phương pháp kết nối tụ bù trực tiếp vào lưới điện nguồn. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, tuy nhiên dễ xảy ra hiện tượng bù thừa, vậy nên chỉ nên áp dụng với các tải có ít sự thay đổi mà. Với những hệ thống sử dụng máy phát thì không nên sử dụng phương pháp bù tĩnh này.
  • Bù động là phương pháp kết nối với lưới điện thông qua thiết bị contactor và bộ điều khiển dùng để đóng hoặc cắt tụ bù khi cần. Phương pháp này có ưu điểm là không xảy ra hiện tượng bù thừa, đảm bảo giá trị hệ số công suất hệ thống mong muốn, tuy nhiên lại có chi phí đầu tư khá cao so với bù nền.

Cấu tạo tụ bù

Cũng giống như các loại tụ điện khác, cấu tạo của tụ bù cũng khá đơn giản. Chúng thường có cấu tạo bao gồm 2 bản cực kim loại, được cách điện bằng cách lớp giấy.

Tất cả cố định trong 1 lớp vỏ nhôm được hàn kín. Phía bên ngoài có thể phủ thêm một lớp nhựa, hai đầu bản cực được thò ra ngoài để dùng kết nối với lưới điện.

Phân loại tụ bù

Hiện nay, tụ bù được phân loại dựa trên hai cách: Phân loại theo điện áp và phân loại theo cấu tạo.

Phân loại theo điện áp

Phân loại theo điện áp gồm:

  • Tụ bù hạ thế 1 pha: Loại tụ bù này được sử dụng trong hệ thống lưới điện có điện áp từ 230V đến 250V.
Tụ bù hạ thế 1 pha

Tụ bù hạ thế 1 pha

  • Tụ bù hạ thế 3 pha: Loại tụ bù này được dùng trong hệ thống lưới điện 3 pha có điện áp từ 380V đến 1100V. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là hai loại điện áp 440V và 415V.
Tụ bù hạ thế 3 pha

Tụ bù hạ thế 3 pha

Phân loại theo cấu tạo

Phân loại theo cấu tạo tụ bù gồm:

  • Tụ bù khô: Loại tụ bù này được thiết kế theo dạng hình trụ tròn thon dài có khối lượng nhẹ giúp thuận tiện cho quá trình lắp đặt, tiết kiệm diện tích và có giá thành khá rẻ.
  • Tụ bù dầu: Có thiết kế dạng hình khối chữ nhật, có độ bền cao hơn so với tụ bù khô, thường được sử dụng trong các hệ thống bù công suất cao, chất lượng điện không tốt.
Tụ bù dầu

Tụ bù dầu

THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM TỤ BÙ ĐƯỢC PHÂN PHỐI TẠI ĐIỆN CHÂU Á 

Cách lắp đặt tủ điện tụ bù giúp tiết kiệm điện năng

Trong các tủ điện tụ bù công suất phản kháng thông thường sẽ có những tụ bù mắc song song với tải. Để có thể vận hành hệ thống thì chúng ta cần phải có 1 bộ điều khiển tụ bù tự động dựa vào các thiết bị đóng cắt như contactor.

Tụ bù có chức năng là tăng cao hệ số công suất cosφ từ đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công). Nhằm mục đích giảm thiểu tổn thất điện năng để tiết kiệm chi phí. 

Vì thế, việc lắp tụ bù sẽ phụ thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất:

  • Đối với cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ đến trung bình có thể lắp đặt hoặc không lắp đặt tụ bù, vì tại đây có công suất tiêu thụ điện không lớn nên công suất phản kháng thấp. Có thể sử dụng phương pháp bù nền nếu cần thiết.
  • Đối với cơ sở sản xuất có quy mô lớn, công suất tiêu thụ sẽ cao nên công suất phản kháng cũng lớn. Vì thế cần lắp đặt tụ bù công suất phản kháng. Tốt nhất là nên lắp đặt hệ thống tụ bù tự động cùng với tụ bù công suất lớn và bộ lọc sóng hài.

Cách lựa chọn tụ bù

Để chọn được loại tụ bù phù hợp với cơ sở sản xuất thì người dùng cần lưu ý một vài điểm dưới đây:

  • Nguồn điện đang dùng là 1 pha hay 3 pha
  • Quy mô của cơ sở sản xuất và khả năng tiêu tốn điện ở mức nào?
  • Xác định hệ số công suất cos phi và công suất P của tải
  • Sử dụng công thức Qb = P x (tgφ1 – tgφ2) để tính công suất phản kháng cần bù
  • Chọn loại tụ bù dầu hay tụ khô phù hợp với nhu cầu

Ứng dụng của tụ bù trong thực tế

Dưới đây là các ứng dụng của tụ bù trong thực tế:

  • Tăng hệ số công suất (cosφ).
  • Tủ điện bù công suất phản kháng được dùng trong các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có khả năng cảm kháng cao. Thường được lắp trong phòng kỹ thuật điện hay khu vực trạm biến áp tại các công trình công nghiệp như: Nhà máy, xưởng công nghiệp, chung cư, bệnh viện…
  • Bù công suất phản kháng cho hệ thống điện hạ thế
  • Giảm hoá đơn tiền điện của người dùng

Hy vọng qua bài viết này của Điện Châu Á đã giúp các bạn hiểu rõ như thế nào là tụ bù, cũng như cấu tạo, cách phân loại và ứng dụng của thiết bị này trong cuộc sống. Nếu bạn đang tìm một đơn vị cung cấp vật tư thiết bị điện uy tín thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn chi tiết và báo giá nhanh nhất.