Nút Nhấn Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng, Phân Loại, Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Nút Nhấn

Nút nhấn là  thiết bị được ứng dụng trong nhiều thiết bị điện tử thông minh. Nó dùng để tắt mở và điều khiển các chức năng hoạt động của thiết bị. Vậy nút nhấn là gì? Nó có cấu tạo, công dụng như nào, nguyên lý hoạt động ra sao, có những loại nào? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nút nhấn là gì?

Nút nhấn hay còn gọi là nút ấn dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, các loại máy móc hay một số quá trình trong điều khiển.

Nút nhấn thường được thiết kế trên bảng điều khiển, tủ điện, hay trên hộp nút nhấn… Khi thao tác với nút nhấn phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Đa số các nút nhấn được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn được thiết kế phù hợp với ngón tay hoặc bàn tay để  dễ dàng sử dụng và thao tác.

Nút nhấn được thiết kế, sản xuất theo tiêu chuẩn cao, kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng, dễ lắp đặt và thay thế.

Tóm lại, một số đặc điểm chung của nút nhấn như sau:

  • Có cấu tạo tương đồng nhau
  • Nút nhấn có kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng
  • Có rất nhiều màu sắc khác nhau tượng trưng cho yêu cầu, mục đích sử dụng của từng người 
  • Khi tác động vào nút nhấn thì trạng thái của tiếp điểm sẽ có sự chuyển đổi, khi không có tác động thì tiếp điểm của nút nhấn sẽ trở về trạng thái ban đầu.

nút nhấn là gì

Tham khảo các loại nút nhất và phụ kiện tủ điện tại Điện Châu Á

 

Cấu tạo nút nhấn

Cấu tạo nút ấn gồm:

  • Hệ thống lò xo
  • Hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO) – thường đóng (NC)
  • Vỏ bảo vệ
  • Với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
  • Với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động vào nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn sẽ duy trì, khi có lực tác động vào nút nhấn lần nữa thì tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.

Xem thêm: Đèn Báo Pha Là Gì? Phân Loại Và Các Chức Năng Của Đèn Báo

Nguyên lý hoạt động

Nút nhấn gồm có cơ cấu truyền động, tiếp điểm cố định và rãnh. Cơ cấu chấp hành đi qua toàn bộ công tắc và vào hình trụ mỏng ở phía dưới. Bên trong gồm có tiếp điểm chuyển động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào một tiếp điểm tĩnh và làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Người dùng cần nhấn giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động trong một số trường hợp. Đối với các nút khác, chốt sẽ giữ nút mở cho đến khi nút được ấn lần nữa.

nguyên lý hoạt động của nút nhấn

Công dụng

Công dụng chủ yếu của nút nhấn là duy trì và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động.

Nút nhấn nhả cho phép đóng, ngắt thiết bị mà không cần hệ thống mạch tự giữ. Vì vậy nó giúp tiết kiệm dây dẫn trong bảng mạch điều khiển và không chiếm nhiều diện tích trong tủ điện vì nhiệm vụ đóng ngắt đều thao tác trên một nút nhấn.

Ứng dụng

Nút nhấn được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ như máy tính, điện thoại nút bấm và thiết bị điện gia dụng. Nó có thể bật, tắt hoặc khiến một thiết bị thực hiện các tác vụ cụ thể, giống như một máy tính. Đôi khi một nút nhấn có thể được kết nối bằng một liên kết cơ học để điều khiển hoạt động của một nút khác.

Thương thì các nút nhấn sẽ có một màu cụ thể để biểu thị công dụng của chúng. Màu xanh để bật thiết bị, màu đỏ để tắt thiết bị. Các nút dừng khẩn cấp thường là các nút lớn, có màu đỏ và có các khuyên lớn hơn để dễ sử dụng.

Phân loại nút nhấn

Nút nhấn giữ

Nút nhấn giữ thường được sử dụng làm công tắc nguồn, công tắc chức năng cho các thiết bị điện tử và gia dụng: tivi, đầu CD, DVD, máy trộn, máy hút bụi hay trong cả hệ thống tủ điều khiển công nghiệp và nhiều thiết bị khác. Nút nhấn truyền thống có từ 2 tiếp điểm trở lên. Gần như tất cả các nút nguồn của TV và đầu DVD đều sử dụng loại công tắc này. Lần đầu tiên nhấn để tắt, lần thứ hai nhấn vào công tắc để bật nó lên.

Nút nhấn nhả

Nút nhấn nhả  được ứng dụng nhiều trong sản xuất thiết bị gia dụng như lò vi sóng, máy pha cà phê tự động, nồi cơm điện tử, bếp từ, quạt điện, máy ATM. Hai tiếp điểm sẽ đóng lại khi ta nhấn nút, khi ta buông tay ra thì chúng mở ra.

Nút nhấn cảm ứng

Nút nhấn cảm ứng chứa một ma trận các tiếp điểm. Mỗi tiếp điểm có một giá trị điện trở hoặc điện dung nhất định. Khi nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi. Bộ vi xử lý sẽ nhận ra sự thay đổi này để biết thao tác của người dùng từ đó điều khiển máy theo yêu cầu của người dùng.

Nút nhấn kín nước

Nút nhấn chống thấm nước cũng giống như nút nhấn thông thường nhưng nó có thêm một nắp chống thấm nước.Toàn phần đầu nút sẽ được bọc cao su nên sẽ giúp nút có khả năng chống thấm nước và bám bụi.

phân loại nút nhấn

Những loại nút nhấn được tin dùng nhiều nhất hiện nay

  • Nút nhấn Samsung SmartThings Button

Loại này hoạt động theo giao thức điều khiển Zigbee, pin CR2450. Máy có tích hợp chế độ nhấn đơn, nhấn đúp hoặc nhấn lâu. Có đến 2 loại băng keo 3M phía sau nút nhấn nên người dùng có thể lắp đặt ở mọi nơi trong nhà.

  • Nút nhấn nhả của Schneider 

Schneider là thương hiệu đã quá nổi tiếng vì chất lượng sản phẩm của họ. Nút nhấn nhả có màu xanh lá cây và màu đỏ. Thiết kế của nó nhỏ nhắn nên người dùng dễ dàng lắp đặt và tùy chỉnh theo nhu cầu của mình.

  • Nút nhấn khẩn cấp Hanyoung 

Đây là thương hiệu đến từ Hàn Quốc nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Đây còn là thương hiệu cung cấp nhiều linh kiện điện tử chất lượng.

  • Nút nhấn nhả IDEC 

Nút mở nút IDEC rất nhẹ và phẳng. Đây là sản phẩm nút bấm n từ thương hiệu IDEC Nhật Bản.

So sánh nút nhấn và công tắc có gì khác nhau

Cấu tạo

– Công tắc: Công tắc được chia ra làm 2 cực rõ rệt qua việc đóng ngắt dòng điện. Người sử dụng thao tác gạt hay nhấn để đóng ngắt được dòng điện thông qua công tắc.

– Nút nhấn: Chỉ cần nhấn nút là hệ thống lò xò kéo lại với nhau tạo thành một sự đàn hồi làm nút nhấn bật lên hay bật xuống. Trong nút nhấn có các tiếp điểm ở đầu đóng và mở. Khi có dòng điện chạy qua các tiếp điểm sẽ xảy ra hiện tượng đóng ngắt dòng điện. Nút nhấn còn tích hợp thêm đèn Led, hệ thống âm thanh để thông báo khi có vấn đề cho người sử dụng.

Công dụng

Công dụng của công tắc: là đóng cắt khi dòng điện có vấn đề như ngắn mạch, quá tải. Công tắc lập tức đóng ngắt ngay sao cho dòng điện tự động về lại ban đầu để không làm ảnh hưởng đến chất lượng các thiết bị khác cũng như an toàn cho người dùng.

Công dụng của nút nhấn: đóng ngắt hợp lý dòng điện và báo hiệu kịp thời thông tin nhận được nhờ việc tích hợp hệ thống đèn LED và âm thanh, bộ cảm biến. Khi bạn nhấn nút xuống nó sẽ tự động giữ và bắt đầu hoạt động, khi nhận được tín hiệu xấu thì ngay lập tức lò xo đàn hồi để nút nhấn trở lại ban đầu. Đây là lý do nó ngày càng được ứng dụng trong nhiều thiết bị hơn công tắc.

Xem thêm: Công Tắc Hành Trình Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc

Về tuổi thọ

Tuổi thọ của cả hai đều tương đương. Hai thiết bị này có tuổi thọ từ 2 đến 5 năm. Nếu sử dụng tốt tuổi thọ có thể lâu hơn. Người dùng cần mang đi bảo trì định kỳ để đảm bảo chất lượng cũng như cách thức hoạt động. Cả hai thiết bị này đều dễ dàng vệ sinh. Bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau nhẹ bụi bẩn bên ngoài để giúp thiết bị luôn mới và sạc. cả 2 đều có hệ thống kháng nước nên bạn có thể yên tâm khi chẳng may bị nước nhiễu vào.

Ứng dụng

Công tắc: dùng cho điện dân dụng và các lĩnh vực khác trong công nghiệp. Công tắc có thiết kế đơn giản, tính năng tốt. Ngoài ra giá thành cũng rất phải chăng nên luôn là lựa chọn của nhiều gia đình.

Tuy nhiên do nó không tích hợp hệ thống điều khiển từ xa mà phải có người tác động nên cũng khá bất tiện. 

Nút nhấn: được ứng dụng nhiều trong xây dựng, sản xuất, nhà máy hay xí nghiệp. Nguyên nhân chính là vì nó có tích hợp hệ thống thông minh chỉ cần điều khiển từ xa. Ngoài ra nó còn có đèn với âm thanh báo hiệu giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết sự cố hơn.

ung-dung-nut-nhan

Cách lắp đặt

Cách lắp đặt công tắc và nút nhấn không giống nhau. Công tắc có thể được lắp đặt theo dạng nối dây điện ở bên ngoài, lắp đặt theo dạng điện âm tường. Vì không nhìn thấy các mối nối của dây điện nên rất khó sửa chữa hay bảo trì. Tuy nhiên thì dùng công tắc dễ dàng đóng tắt các thiết bị điện khi gặp vấn đề rất tốt, gia đình có trẻ nhỏ cũng an tâm hơn. Công tắc có nhiều tính năng hơn nút nhấn.

Nút nhấn lại được lắp đặt ở các công trường nhiều hơn. Bởi công trường có nhiều thiết bị điện và nút nhấn hoạt động linh hoạt, lắp đặt cũng dễ hơn. Chỉ cần nhấn vào nút khởi động và lập tức liên kết với các thiết bị kết nối chung hoạt động song song nhau.

Cách thức lựa chọn thiết bị công tắc nút nhấn

Nút nhấn là thiết bị hữu ích, để có thể lựa chọn được sản phẩm công tắc nút nhấn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hay tổ chức, doanh nghiệp. Bạn cần phải hiểu và nắm rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại nút nhấn đó. Khi đã nắm rõ các thông tin trên thì bạn đã có thể nhanh chóng chọn được sản phẩm phù hợp. Bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng, hạn chế hư hỏng, sửa chữa, tiết kiệm được chi phí.

Trên đây là những thông tin của Điện Châu Á về nút nhấn. Hy vọng bài viết này hữu ích và đã giúp bạn hiểu nút nhấn là gì cũng như công dụng, ứng dụng, cách phân loại của nó.