Có thể bạn đã từng nghe đến thiết bị điện MCB rồi hoặc đã từng nhìn thấy nhưng không biết đó là MCB. Nếu bạn muốn tìm hiểu MCB là gì? cấu tạo ra sao và nguyên lý hoạt động của MCB như thế nào? Bài viết sau đây của Điện Châu Á sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục lục bài viết
ToggleMCB là gì?
Chắc hẳn nhiều người đã dùng nhưng không biết MCB là từ viết tắt của từ gì trong tiếng anh đúng không nào? Đây chính là từ viết tắt của “Miniature Circuit breaker” và hiểu theo nghĩa tiếng Việt từ này có nghĩa là bộ ngắt mạch điện thu nhỏ.
Cụ thể, MCB hay là aptomat loại nhỏ chính là một thiết bị điện với các chi tiết nhỏ gọn và được để trong một bộ vỏ nhỏ gọn có khả năng cách điện. MCB là thiết bị điện thuộc nhóm CB, chuyển mạch loại tép được sử dụng để lắp đặt rất phổ biến ở các công trình công nghiệp lẫn dân dụng.
MCB có vai trò trong việc bảo vệ hệ thống điện nói chung và các thiết bị điện nói riêng ở những trường hợp điện quá tải, ngắn mạch. Bạn có thể hình dung dễ hiểu hơn là MCB chính là thiết bị điện có công dụng gần giống với cầu chì mà ở các công trình hay sử dụng.
Xem thêm: MCCB Là Gì? Chức Năng – Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động Của MCCB
Cấu tạo của MCB
Nói về cấu tạo của MCB đây là một thiết bị gồm có 5 bộ phận chính: tiếp điểm, móc bảo vệ, cơ cấu truyền động đóng – cắt MCB, hộp dập hồ quang và vỏ.
- Tiếp điểm của MCB thường sẽ có 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm gồm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang).
- Móc bảo vệ: Có tác dụng trong việc bảo vệ các thiết bị điện không bị quá tải, ngắn mạch. Có 2 loại móc bảo vệ chính là móc kiểu điện tử và móc kiểu rơ le nhiệt.
- Cơ cấu truyền động đóng – cắt MCB: Có 2 cách truyền động là bằng tay hoặc bằng cơ điện. Truyền động bằng tay đối với các MCB có dòng điện định mức nhỏ và ngược lại sử dụng bằng cơ điện với MCB có dòng điện lớn.
- Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu thiết bị hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Với kiểu nửa kín nó sẽ được đặt ở trong một vỏ kín của MCB có các lỗ thoát khí. Còn kiểu hở thì dùng điện áp lớn đến 1000V.
- Vỏ: Đây là lớp vỏ bằng nhau giúp cố định, bảo vệ các thiết bị điện ở bên trong.
Chức năng MCB mang lại
Đem đến sự an toàn cho người sử dụng là yếu tố được nhà sản xuất quan tâm hàng đầu và đây cũng là chức năng chính của MCB
- Là thiết bị đóng/cắt dòng điện thủ công
- Tự động cắt điện khi xảy ra sự cố quá tải, ngắn mạch
- Bảo vệ được sự an toàn cho người và các thiết bị điện
Phân loại MCB
MCB được chia thành rất nhiều loại khác nhau, tùy vào đặc điểm, cấu tạo, kích thước, hình dạng, số pha,… mà sẽ có những cách phân chia khác nhau cho phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại MCB
Phân loại MCB theo số pha
MCB 1P
MCB 1P hay còn gọi là MCB tép 1P là một thiết bị đóng cắt bảo vệ dây 1P ở trong mạch điện. Loại này được sử dụng ở lưới điện 1 pha, bảo vệ pha nóng trong các tủ điện bảo vệ line cho chiếu sáng, ổ cắm,..
MCB 2P
MCB 2P còn gọi là MCB 1 pha – 2 cực là một thiết bị đóng cắt để bảo vệ 2 dây (pha – trung bình) ở trong mạch điện. Với loại MCB này sẽ được sử dụng cho lưới điện 1 pha, bảo vệ dây pha nóng và dây trung tính.
MCB 3P
Đây là thiết bị đóng cắt được sử dụng để bảo vệ cho dây 3 pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng ở lưới điện 3 pha và bảo vệ 3 daya pha (L1, L2, L3)
MCB 4P
MCB 4P hay MCB 3 pha – 4 cực là một thiết bị đóng cắt bảo vệ 4 dây (3 dây pha 1 trung tính) ở trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha nhằm bảo vệ dây 3 pha (L1, L2, L3) và dây trung tính (lạnh hay N).
Phân loại MCB theo đường cong đặc tính tải
MCB loại B
MCB loại B sẽ tác động ngay với tốc độ từ 3 – 5 lần so với dòng điện định mức của nó. Chúng thường sử dụng cho tải điện trở hoặc cảm nhỏ ở trong chuyển mạch đột biến nhỏ. Do đó, các MCB loại B thường được sử dụng cho mạch điện trong phạm vi gia đình, có quy mô sản xuất nhỏ lẻ,…
MCB loại C
MCB loại C thường tác động ngay lập tức với tốc độ 5 – 10 lần so với dòng điện định mức của nó. Chúng thường được sử dụng cho các tải cảm ứng nhỏ mà trong đó các mức chuyển mạch đột biến cao như các bóng đèn huỳnh quang, động cơ nhỏ. Loại MCB B được sử dụng trong những khu vực có dòng điện cao.
MCB D
Với MCB loại D sẽ tác động ngay lập tức với tốc độ từ 10 – 25 lần so với dòng điện định mức của nó. Chúng thường sẽ sử dụng những tải cảm ứng cao trong đó có dòng điện xâm nhập cao thường xuyên. MCB loại D thường được sử dụng ở các môi trường công nghiệp như các motor có công suất lớn, máy biến áp, máy hàn,….
MCB loại MA
Với loại MA này nó sẽ tác động ngay lập tức với tốc độ có thể lên đến 12 lần so với dòng điện định mức của nó. Thường được sử dụng để bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao.
MCB loại K
Với MCB loại K chúng sẽ tác động ngay lập tức với tốc độ 8 – 12 lần so với dòng điện định mức của nó. Thường được sử dụng để bảo vệ dòng khởi động cao và các tải cảm ứng
MCB loại Z
MCB loại Z sẽ tác động ngay lập tức với tốc độ 2 – 3 lần so với dòng điện định mức. Chúng rất nhạy cảm với ngắn mạch nên thường được sử dụng trọng các ứng dụng bảo vệ thiết bị bán dẫn.
Nguyên lý hoạt động MCB
Ngoài việc tìm hiểu MCB là gì thì nguyên lý hoạt động MCB như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, nguyên lý làm việc của MCB sẽ như sau:
Khi ở trong điều kiện thường, MCB chỉ như một chiếc công tắc thủ công bình thường được sử dụng để bật tắt mạch điện.
Cho tới khi dòng điện quá tải, dòng điện qua lưỡng kim và sinh ra nhiệt độ. Lúc này, nhiệt lượng sinh ra do sự giãn nở nhiệt sẽ gây ra độ lệch. Độ lệch này tiếp tục giải phóng một chốt cơ học vì chốt cơ học này được gắn vào cơ chế hoạt động, gây ra mỡ cá tiếp điểm ngắn mạch thu nhỏ dẫn đến MCB tắt ngăn không cho dòng điện này chạy vào trong mạch.
Ở một số MCB thì từ trường ở trong cuộn dây tạo ra gây áp lực kéo ở trên lưỡng kim cao cho nó bị lệch, kích hoạt cơ chế ngắt điện. Để khởi động lại nguồn điện thì MCB cần được bật lại thủ công.
Tác hại khi sử dụng sai MCB
Trên mỗi thiết bị MCB sẽ được tích hợp những tính năng khác nhau. Do đó, người sử dụng cần phải có sự am hiểu nhất định về thiết bị mà mình muốn sử dụng. Cần tính toán dự phòng và đảm bảo thiết bị được vận hành tốt nhằm đem lại hiệu quả sử dụng cao.
Ngược lại, khi lựa chọn sai, dùng sai MCB sẽ đem đến những hậu quả không mong muốn. Như khi lựa chọn sai MCB sẽ có dòng điện thấp hơn dòng điện tải định mức và gây ra rối loạn thường xuyên. Làm ngắt dòng điện vào tải mà nó đang kết nối. Hoặc MCB có dòng điện cao hơn dòng điện định mức thì tải trọng vào sẽ không được bảo vệ tốt.
Do vậy, việc có kiến thức hiểu rõ MBC là gì cũng như sử dụng MCB như thế nào, nguyên lý hoạt động của MCB là điều vô cùng cần thiết.
Ứng dụng MCB
MCB hay các thiết bị đóng cắt khác được sử dụng phổ biến và rất cần thiết ở trong mạch động lực hay điều khiển hệ thống máy bơm. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ các thiết bị tránh bị quá áp hay ngắn mạch. Ngoài ra, chúng còn có nhiệm vụ đóng cắt nguồn cho máy bơm, thay thế cho các phương pháp sử dụng công tắc hay cầu dao cổ điển trước kia.
MCB còn được sử dụng trong các tủ điện điều khiển ánh sáng, được dùng làm thiết bị bảo vệ ở trong hệ thống điện của gia đình,…
Một số lưu ý khi chọn MCB cho từng loại tải
Việc chọn MCB cho từng loại tải thực ra là điều không quá khó. Nếu bạn hiểu được MCB là gì cũng như một số lưu ý sau đây thì việc lựa chọn MCB phù hợp là đều rất dễ dàng
Xác định dòng định mức MCB và hệ thống cần bảo vệ
Đây là hai giá trị bắt buộc phải thấp hơn khả năng mang dòng của hệ thống điện. Bên cạnh đó, nó còn phải cao hơn hoặc bằng với dòng tải tối đa ở trong hệ thống. Thông thường, khi chọn dòng định mức của MCB sẽ ở mức 125% dòng tải là phù hợp.
Công suất giới hạn dòng sự cố
MCB có thể ngắt mạch trong điều kiện ngắn mạch. Điều này được thể hiện bằng Kilo Amps (KA), giá trị này cần phải đảm bảo không được thấp hơn dòng ngắn mạch tiềm năng. Dòng ngắn mạch tiềm năng chính là dòng điện cực đại tồn tại ở trong mạch khi ở điều kiện ngắn mạch. Trong dân dụng thông số này trung bình ở 6kA MCB là vừa đủ. Còn nếu ở trong công nghiệp thì thông số này thường 10kA trở lên.
Đường cong đặc tính tải
Dựa vào từng MCB mà đã có những loại MCB phù hợp bạn có thể tự chọn cho mình một loại đáp ứng với mục đích sử dụng
Các thương hiệu MCB được sử dụng hàng đầu
Là một thiết bị điện phổ biến và vô cùng hữu ích. Do đó, có rất nhiều công ty hiện đang sản xuất thiết bị điện này và tung ra thị trường. Chúng ta có thể dễ dàng kể tên được các đơn vị sản xuất MCB, nhưng nổi bật nhất là những cái tên sau đây:
- Thương hiệu MCB dùng trong công nghiệp: Hyundai, Mitsubishi, Chint, LS, Schneider,..
- Các thương hiệu MCB dùng trong dân dụng: Panasonic, Neiken, Schneider,…
Bài viết trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về MCB là gì. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm hay muốn tư vấn về thiết bị này. Hãy liên hệ ngay đến Điện Châu Á để được tư vấn và giải đáp nhé