Relay Nhiệt Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo, Ứng Dụng Và Nguyên Lý Làm Việc Của Relay Nhiệt

Relay nhiệt được xem là trợ thủ đắc lực để đảm bảo cho thiết bị điện tử luôn vận hành ổn định, kể cả khi dòng điện quá tải hay không ổn định. Chính vì thế, nhiều gia đình và doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng thiết bị relay nhiệt này trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy relay nhiệt là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Điện Châu Á để tìm được câu trả lời nhé.

Relay nhiệt là gì?

Relay nhiệt hay còn thường được gọi là rơ le nhiệt là một thiết bị chuyên dùng nhằm bảo vệ các mạch điện và hệ thống điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải hay tăng cao đột biến. 

Relay nhiệt có chức năng đóng ngắt các tiếp điểm khi dòng điện quá lớn tạo ra nhiệt tác động vào thanh kim loại khiến làm cho nó bị giãn nở ra. Chính vì nhờ sự có mặt của nó mà nhiều thiết bị điện và máy móc sẽ vận hành ổn định hơn cũng như không bị hỏng khi quá tải. Chính vì thế mà relay nhiệt được sử dụng trong hầu hết các thiết điện từ công nghiệp tới dân dụng.

Relay nhiệt là gì

Relay nhiệt là gì?

Ứng dụng của relay nhiệt

Relay nhiệt được lắp đặt cùng với contactor (khởi động nguồn) nhằm bảo vệ các thiết bị điện, đặc biệt là động cơ điện khi dòng điện quá tải trong quá trình hoạt động. Lưu ý: Relay nhiệt chỉ làm thay đổi trạng thái tiếp điểm mà không tự đóng được nguồn điện nên cần phải phối hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.

Đặc điểm của rơ le nhiệt là cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể tác động vào hệ thống điện dựa trên cơ chế giãn nở của nhiệt mà không tác động nhanh (tức thời) như những thiết bị đóng cắt theo nguyên lý điện từ. Do đó relay nhiệt chỉ dùng để phòng ngừa quá tải mà không phải dùng để bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch cần phải lắp cùng với Aptomat, cầu chì.

Relay nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều lên đến 500V, tần số 50Hz và có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA cho đến hàng trăm A. Relay nhiệt của các hãng Mitsubishi, LS, Schneider có mức tác động: 0.1A – 800A.

Ứng dụng của relay nhiệt

Ứng dụng của relay nhiệt

Cấu tạo relay nhiệt

Relay nhiệt thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

  • Đòn bẩy
  • Tiếp điểm thường hay đóng
  • Tiếp điểm thường hay mở
  • Vít chỉnh dòng điện tác động
  • Thanh lưỡng kim
  • Dây đốt nóng
  • Cần gạt
  • Nút phục hồi
Cấu tạo relay nhiệt

Cấu tạo relay nhiệt

Relay nhiệt gồm có 1 tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở) và 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng).

  • Tiếp điểm NO: Khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng lại và thường dùng để kết nối với đèn hoặc còi cảnh khi có sự cố xảy ra.
  • Tiếp điểm NC: Khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở ra và thường được mắc nối tiếp với một mạch điều khiển (cuộn hút Contactor).

Nguyên lý làm việc của relay nhiệt

Phần tử chính của relay nhiệt chính là phiến kim loại kép (bimetal), được cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm sẽ có hệ số giãn nở nhỏ (hay dùng invar có 36% Ni, 64% Fe), còn một tấm có hệ số giãn nở cao (có thể là đồng hay thép Crôm – Niken, ví dụ đồng giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến sẽ ghép lại với nhau tạo thành một tấm bằng phương pháp đốt nóng hay hàn.

Khi đốt nóng bởi dòng điện, phiến kim loại kép sẽ uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở thấp hơn, dùng trực tiếp cho dòng điện qua hay dây điện trở bao xung quanh. Để độ uốn cong cao, yêu cầu phiến kim loại cần phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì phải chế tạo tấm phiến rộng và dày.

Nguyên lý làm việc của relay nhiệt

Nguyên lý làm việc của relay nhiệt

Một số loại relay nhiệt phổ biến hiện nay

Relay nhiệt 1 pha: Sử dụng với dòng điện 220V. Hiện nay phần lớn các thiết bị điện trong nhà đều dùng loại relay nhiệt 1 pha này. Nó giúp ngăn ngừa rủi ro trong trường hợp có sự cố dòng điện quá tải hay cháy động cơ.

Relay nhiệt 3 pha: Được sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha có công suất sử dụng cao từ 3KW đến 5KW (những thiết bị điện dùng trong ngành công nghiệp). Relay nhiệt này có tác dụng tách nguồn điện ra khỏi động cơ thiết bị điện khi có sự cố đột ngột xảy ra, giúp ngăn ngừa hư hỏng ngoài ý muốn.

Relay nhiệt nồi cơm điện: Loại relay này có thiết kế dạng hình tròn, mặt dưới thiết kế kết nối với lò xo và được lắp vào trong mâm nhiệt của nồi cơm. Relay trong nồi cơm điện có vai trò ngắt dòng điện khi phát hiện ra dấu hiệu của sự quá tải dòng điện. Khi cơm chín (nhiệt độ chạm đến mức giới hạn), relay nhiệt sẽ tự động ngắt nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị.

Relay nhiệt nồi cơm điện

Relay nhiệt nồi cơm điện

Relay nhiệt bàn là: Loại relay nhiệt này hoạt động với nguyên lý khi nhiệt độ tăng cao thì phiến kim loại kép sẽ bị cong lại khiến mạch điện bị ngắt và khi nhiệt độ hạ xuống thì phiến kim loại kép này sẽ giãn ra để kết nối lại mạch điện, bàn là sẽ nóng trở lại. 

Relay nhiệt máy bơm nước: Loại relay này có tác dụng bảo vệ máy bơm khi xảy ra hiện hiện tượng quá tải trong quá trình vận hành. Máy bơm hoạt động liên tục, trong trường hợp không có nước sẽ nóng lên khiến relay nhiệt giãn nở và ngắt dòng điện. Việc này giúp cho máy bơm không bị chập cháy.

Qu những thông tin trên mà Điện Châu Á vừa đề cập tới hy vọng đã giúp cho Quý bạn đọc hiểu hơn về relay nhiệt. Điện Châu Á – Cửa hàng cung cấp relay nhiệt và các loại vật tư thiết bị điện chính hãng với giá sỉ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất.