Relay Bảo Vệ Quá Dòng Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Relay

Relay bảo vệ quá dòng là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điện hiện nay. Vậy relay bảo vệ quá dòng là gì? Có cấu tạo và chức năng ra sao? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Relay bảo vệ quá dòng là gì?

Relay bảo vệ quá dòng là một thiết bị được sử dụng nhằm bảo vệ hệ thống điện khỏi những tình huống quá tải. Chúng được sử dụng để giám sát và ngăn chặn rủi ro điện có thể xảy ra. Relay bảo vệ quá dòng còn có thể được sử dụng để bảo vệ đường dây truyền tải, máy biến thế, máy phát điện hoặc động cơ.

Relay bảo vệ quá dòng là gì

Có thể bạn quan tâm: Relay Là Gì? Relay Hoạt Động Như Thế Nào?

Cấu tạo rơ lay bảo vệ quá dòng

Relay được thiết kế với nhiều loại khác nhau, trong đó để sử dụng hiệu quả người ta thường chọn relay 4 chân, 2 chân cấp điện và 2 chân dẫn điện ra các thành phần của hệ thống.

Relay bảo vệ quá dòng thường có 2 phần chính là nam châm và mạch tiếp điểm:

– Nam châm tạo ra lực hút, giúp đảo trạng thái của relay từ NO (mở) sáng NC (đóng) và ngược lại.

– Mạch tiếp điểm của relay làm nhiệm vụ truyền tải dòng điện khi được nam châm tác dụng lên và thường được cách ly với cuộn hút.

Nhờ vào cấu tạo đơn giản mà relay rất dễ dàng thay thế và lắp đặt, ít bị ảnh hưởng bởi các sự cố điện khác. Tuy có kich thước nhỏ nhưng chúng có thể chuyển hướng dòng điện cực lớn và rất an toàn.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của relay bảo vệ quá dòng được diễn giải như sau: Khi dòng điện chạy qua relay, dòng điện sẽ tạo ra một từ trường hút bằng cách chạy qua một cuộn dây trong relay. Từ trường hút này sẽ kích hoạt việc đóng mở của các tiếp điểm điện bên trong relay thông qua đòn bẩy và làm thay đổi trạng thái của chúng.

Hoặc có thể diễn giải một cách đơn giản hơn là relay bảo vệ quá dòng hoạt động như một đòn bẩy trung gian, cho phép dòng điện nhỏ đi qua để mở hoặc đóng dòng điện lớn hơn mà không cần kết nối dòng điện như một công tắc trực tiếp.

Nguyên lý hoạt động

Xem thêm: Relay Trung Gian Là Gì? Cấu Tạo – Chức Năng Và Nguyên Lý Hoạt Động

Chức năng của relay bảo vệ quá dòng

Trong quá trình sử dụng điện, khi hệ thống xảy ra những sai sót bất thường, relay sẽ thực hiện các chức năng sau:

– Phần lỗi của hệ thống điện sẽ bị cô lập một phần.

– Relay sẽ hoạt động nhanh để làm giảm thiếu thiệt hại và nguy hiểm cho người và của.

– Phân biệt và cô lập phần bị lỗi.

– An toàn và có sự ổn định.

– Giúp giảm chi phí bảo vệ và chống lại các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong hệ thống. 

Ứng dụng của relay

Relay được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt nhờ sở hữu tính năng tự động hóa. Trong đó phổ biến nhất là giám sát hệ thống an toàn công nghiệp hoặc sử dụng để ngắt điện cho các máy móc để đảm bảo an toàn điện.

Ứng dụng của relay

Relay chuyển tiếp mạch điện được dùng để đóng ngắt điện trong ngành điện tử như: Tủ điện, tủ điều khiển, hoặc các loại máy móc công nghiệp. Chúng còn được ứng dụng tự động hóa, kết hợp cùng với những loại cảm biến như: Cảm biến nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, mực nước,…

Relay thường được tích hợp trong các ngõ ra của nhiều loại màn hình hiển thị, công tắc cảm biến hoặc thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Bên cạnh đó còn dừng trong các dây chuyền sản xuất, chế biến tự động. Relay nhận biết dựa vào các tín hiệu từ cảm biến để hoạt động và giám sát quy trình vận hành.

Một số loại relay bảo vệ quá dòng

Instantaneous Overcurrent (Define Current) Relay

Instantaneous Overcurrent (Define Current) Relay là loại relay xác định dòng điện hoạt động ngay lập tức khi dòng điện đạt đến một giá trị xác định trước.

Đặc điểm của loại relay này có thể kể đến như:

– Hoạt động trong một thời gian nhất định khi dòng điện vượt quá giá trị pick-up của nó.

– Tiêu chí hoạt động của nó chỉ là cường độ hiện tại (không có thời gian trễ).

– Thời gian hoạt động là không đổi.

– Không có thời gian trễ cố ý.

– Sự phối hợp của relay xác định dòng điện được dựa trên thực tế là dòng lỗi thay đổi theo vị trí của lỗi do sự khác biệt về trở kháng giữa lỗi và nguồn

– Rơ le nằm xa nhất từ nguồn hoạt động với giá trị dòng điện thấp

– Dòng điện hoạt động được tăng dần cho các rơle khác khi di chuyển về phía nguồn.

– Hoạt động trong 0.1s hoặc ít hơn

Ngoài ra bạn có thể tham khảo sản phẩm relay bảo vệ quá dòng NX204A-240A MIKRO

Inverse Time Overcurrent Relay (IDMT Relay)

Inverse Time Overcurrent Relay (IDMT Relay) là relay quá dòng xác định thời gian, đây là loại relay bảo vệ quá dòng được thiết lập với thời gian nghịch đảo, nhằm giải quyết những hạn chế của relay bảo vệ quá dòng có thời gian xác định, các relay bảo vệ thời gian tối thiểu (IDMT) đã được phát triển. 

Trên đây là bài viết giới thiệu về các loại relay bảo vệ quá dòng của Điện Châu Á. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình.