Dòng điện 1 chiều là gì đang là nghi vấn không chỉ với các học sinh mà còn là thắc mắc của đa số người dùng trong bối cảnh điện năng đang trở thành nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống. Cùng Điện Châu Á làm rõ về dòng điện này bằng các thông tin kiến thức ngay sau đây.
Dòng điện một chiều là gì?
Định nghĩa dòng điện 1 chiều: Dòng điện 1 chiều được xem là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện chạy theo chiều chuyển động của các loại điện tử tự do. Dòng điện một chiều được sản sinh từ các nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, dòng điện này có thể di chuyển trong vật dẫn cũng như dây điện hoặc trong những vật liệu bán dẫn khác, kể cả các vật liệu cách điện và môi trường chân không.
Ký hiệu dòng điện 1 chiều là DC (từ viết tắt của Direct Current).
Cách đo dòng điện 1 chiều
Cách đo dòng điện 1 chiều bằng ampe kìm
Ampe kìm có khả năng đo hầu hết các thông số điện năng, đây là thiết bị cho ra kết quả rất nhanh và chính xác. Thiết bị này có khả năng đo điện chuyên dụng với dải đo khá rộng từ 100mA đến 2000A .
Một số model ampe kìm được bán trên thị trường có tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo điện áp, điện trở và tần số… Cách sử dụng ampe kìm đo dòng điện 1 chiều cũng tương tự như đồng hồ vạn năng. Người thực hiện sẽ kẹp vào ampe kìm vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua theo các bước:
- Bước 1: Chuyển núm vặn ampe kìm sang chức năng (A) để đo dòng điện.
- Bước 2: Kẹp kìm ampe kìm vào đoạn dây dẫn cần đo.
- Bước 3: Đọc giá trị đo được hiển thị trên màn hình.
Còn đối với trường hợp nếu người dùng muốn sử dụng như các thiết bị điện đo áp, đo thông mạch và đo thêm những tham số khác thì có thể dùng que và sử dụng như là sử dụng đồng hồ vạn năng theo cách thông thường.
Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ kim
Để đảm bảo kết đo chính xác nhất thì người dùng nên làm theo hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Bạn cắm que đo màu đen vào đầu COM và que màu đỏ vào đầu dấu “+”.
- Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ vạn năng ở thang DC.A – 250mA
- Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Bước 4: Bạn kết nối que màu đỏ của đồng hồ vạn năng về phía cực dương “+” và que đo màu đen về phía cực âm “-“ theo chiều của dòng điện một chiều trong mạch thí nghiệm. Và mắc đồng hồ vạn năng nối với thí nghiệm.
- Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm
- Bước 6: Đọc kết quả đo dòng điện, nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, thì bạn nên chuyển sang vị trí DC.A – 25mA để đo được kết quả chính xác hơn. Kết quả của phép đo chính bằng giá chỉ của kim trên cung chia độ.
Dòng điện 1 chiều thì tần số bằng bao nhiêu
Dòng điện một chiều được xem là một đường thẳng, ở Việt Nam và một số nước khác trên thế giới thì dòng điện 1 chiều có tần số 50hz. Tần số này được xem là tối ưu đối cho điện dân dụng trong nước.
Dòng điện 1 chiều và xoay chiều
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa dòng AC và dòng DC như sau:
Nguồn cung cấp (AC là máy phát điện, DC là pin..)
Đặc tính về chiều dòng điện (AC có thể đảo chiều còn DC chỉ có một chiều)
Ký hiệu (AC ký hiện dấu ~, còn DC ký hiện +,-)
Đặc tính về pha, tần số (AC có chu kỳ, tần số, pha còn DC không có pha)
Ngoài đặc tính trên, khi sử dụng dòng điện một chiều – dòng điện xoay chiều chúng ta còn nên quan tâm đến mức độ an toàn khi sử dụng. Điện một chiều hay xoay chiều điều có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu để sử dụng điện an toàn nhé.
Đồng hồ đo dòng điện 1 chiều
Đồng hồ vạn năng điện tử còn được gọi với cái tên là đồng hồ vạn năng hiển thị số là đồng hồ đo dòng điện 1 chiều thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo được hiển thị trực tiếp trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.
Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều (A.DC) và dòng điện xoay chiều (A.AC):
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
- Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
- Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Vừa rồi là những thông tin về dòng điện 1 chiều mà Điện Châu Á muốn gửi đến quý bạn đọc. Hãy theo dõi những bài viết tiếp của chúng tôi tại chuyên mục Tin Ngành Điện để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.