Relay thời gian (Rơ le thời gian) là thiết bị dùng để trì hoãn thời gian đóng/mở của các thiết bị điện khác. Thiết bị được sử dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp tự động, hệ thống điều khiển tự động. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về thiết bị này, Điện Châu Á sẽ liệt kê chi tiết các thông tin về rơ le thời gian thông qua bài biết dưới đây.
Relay thời gian là gì?
Relay thời gian hay còn được gọi là Timer – Bộ định thời gian, là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ trong lúc chuyển mạch giữa các khí cụ trong mạch điện. Thời gian chuyển mạch của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến vài giờ tùy theo ứng dụng thực tế.
Đây là loại khí cụ điện được sử dụng phổ biến trong điều khiển tự động, có vai trò điều khiển trung gian các thiết bị điều khiển theo thời gian đã được định sẵn.
Relay thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện trong cùng hệ thống nhằm tránh lãng phí nguồn năng lượng điện khi không sử dụng. Timer thường được ứng dụng điều khiển tắt mở trong các thiết bị: máy sưởi, của tự động, quạt gió,…
Cấu tạo của Relay thời gian
Cấu tạo của 1 thiết bị relay thời gian bao gồm các bộ phận: mạch từ của nam châm điện, bộ định thời gian (mạch điện tử đếm thời gian), hệ thống tiếp điểm và vỏ bảo vệ các chân tiếp điểm.
Ngoài ra, thiết bị còn có một vài đặc điểm như:
- Hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ khoảng 5A.
- Điện áp đặt vào 2 đầu của cuộn dây rơ le thời gian thường là 110VAC, 220VAC, 24VDC, 12VDC.
Nguyên lý hoạt động Relay thời gian
Mỗi loại rơ le thời gian sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau, cụ thể có 2 nguyên lý hoạt động chủ yếu:
- Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian “ON Delay”: Khi cấp nguồn điện vào cuộn dây của Timer ON Delay thông qua thông qua 2 chân nguồn 7 và 2, các tiếp điểm của Relay thời gian không thay đổi ngay lập tức. Lúc này, bộ đếm thời gian sẽ bắt đầu đếm từ 0 đến mốc thời gian được cài đặt trước. Sau khi đếm đến thời gian được đặt trước, trạng thái của Timer On Delay sẽ thay đổi. Khi người dùng ngắt nguồn điện, bộ đếm thời gian sẽ quay về số 0 và các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu.
- Nguyên lý hoạt động của Timer OFF Delay: Khi cấp nguồn điện vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm sẽ lập tức thay đổi trạng thái. Khi các tiếp điểm đã chuyển đổi trạng thái thì hệ thống sẽ hoạt động bình thường. Nếu bạn ngắt nguồn điện, các tiếp điểm sẽ không trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức. Các tiếp điểm tức thời sẽ trở về trạng thái ban đầu, các tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái đã chuyển đổi. Sau một khoảng thời gian đã đặt trước, tiếp điểm định thời mới trở về trạng thái ban đầu.
Xem thêm: Phần mềm vẽ mạch điện và các mạch điện công nghiệp cơ bản
Ký hiệu Relay thời gian trong mạch điện
- Ký hiệu rơ le thời gian “ON”:
- Ký hiệu rơ le thời gian “OFF”:
Phân loại Relay thời gian
Rơ le thời gian được phân loại theo 2 yếu tố sau:
Theo độ trễ của relay
Dựa trên độ trễ của rơ le thời gian, chúng được chia thành 2 loại: Timer On Delay và Timer Off Delay.
- Timer On Delay: có 2 loại tiếp điểm là TR1 – 1 và TR1 – 2. TR1 – 1 là loại tiếp điểm thường mở, loại tiếp điểm này có vai trò đóng chậm và ngắt nhanh. TR1 – 2 là tiếp điểm thường đóng, có vai trò đóng nhanh và ngắt chậm.
- Timer Off Delay: tương tự Timer On Delay, loại relay này cũng có 2 loại tiếp điểm TR1-1 và TR1-2. TR1 – 1 là loại tiếp điểm thường hở, có vai trò đóng nhanh và ngắt chậm. TR1 – 2 là tiếp điểm thường đóng, là loại tiếp điểm mở nhanh và đóng chậm.
Xem thêm: Tụ bù 3 pha là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tụ bù 3 pha
Theo nguyên tắc làm việc
Dựa trên nguyên tắc làm việc, rơ le thời gian được chia thành 4 loại:
- Timer giảm chấn khí: gồm 3 phần là cơ cấu trễ, tiếp điểm và hệ thống điện từ. Được hình thành bắt cách sử dụng các nguyên lý tắt dần khi có luồng không khí đi qua lỗ nhỏ.
- Timer điện: là loại rơ le có cấu tạo phức tạp, kích thước lớn, tuổi thọ ngắn và có giá thành cao. Ngoài ra, độ chính xác của loại rơ le này sẽ bị ảnh hưởng bởi tần số nguồn, hoạt động bằng cách sử dụng động cơ đồng bộ thu nhỏ để điều khiển hộp giảm tốc.
- Rơ le thời gian điện tử: Có phạm vị độ trễ rộng, kích thước nhỏ, dễ dàng điều chỉnh, có khả năng chống sốc và mức độ chính xác thấp khoảng 5%. Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc điện áp tụ điện trong mạch RC không thể nhảy.
- Relay thời gian điện từ: có công suất tiếp xúc lớn, khoảng thời gian trễ và độ chính xác kém.
Xem thêm các sản phẩm relay tại đây
Ứng dụng của relay thời gian
Rơ le thời gian được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong ngành công nghiệp, công trình xây dựng,…
- Kích hoạt cảnh báo trong các trường hợp bị lỗi.
- Điều khiển máy bơm, máy nước,….
- Điều khiển cửa tự động, hệ thống ánh sáng,… trong căn nhà, tòa nhà.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan và chi tiết nhất đến relay thời gian. Nếu bạn có thắc mắc gì về thiết bị này, hãy liên hệ ngay với Điện Châu Á nhé.