Máy Cắt Không Khí Là Gì? Cấu Tạo, Ứng Dụng Của Máy Cắt Không Khí

Máy cắt không khí thường được lắp đặt nhiều trong các hệ thống mạng điện công nghiệp và các tòa nhà. Vậy máy cắt không khí là gì và có cấu tạo như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Điện Châu Á nhé!

Máy cắt không khí là gì?

Máy cắt không khí, hay viết tắt là ACB (Air Circuit Breaker), có chức năng đóng cắt dòng điện để bảo vệ người dùng khi xảy ra hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch (hay còn gọi là hiện tượng hồ quang). So với máy cắt chân không (VCB: Vacuum Circuit Breakers) thì máy cắt không khí dễ sử dụng và có giá thành thấp hơn nhưng có cấu tạo khá phức tạp và đòi hỏi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nghiêm ngặt.

Xem thêm: Ngắn mạch là gì? Các dấu hiệu của hiện tượng ngắn mạch

Máy cắt không khí là gì

Hiện nay, có 3 loại ACB được sử dụng nhiều nhất, có thể kể đến là:

Máy thổi chéo ACB: Bộ ngắt mạch không khí hoặc bộ thổi chéo được kết nối trực tiếp với buồng có tiếp điểm xung quanh, được gọi là máng vòng cung, được ngăn cách bằng các tấm kim loại giúp tách hồ quang. Máng hồ quang sẽ làm mát thiết bị và khiến cho điện áp hồ quang có cường độ cao hơn so với dòng điện của hệ thống. Vì vậy, dòng thiết bị này sẽ phù hợp cho các mạch có điện áp thấp.

Máy cắt dạng máy thổi từ tính: Khi hiện tượng hồ quang xảy ra, máy cắt không khí sẽ kiểm soát lượng từ tính để hồ quang trong thiết bị dập tắt. 

Máy cắt dùng bộ ngắt mạch Air Chute: Được cấu thành từ máng trượt và 2 loại tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Khi có hiện tượng hồ quang, tiếp điểm phụ sẽ đóng – mở trước tiếp điểm chính để dập tắt.

Cấu tạo của máy cắt không khí (ACB)

Máy cắt không khí (ACB) có cấu tạo kết hợp giữa bên ngoài và bên trong máy.

– Bên trong được cấu tạo với các bộ phận như sau:

Cấu tạo bên trong của Máy cắt không khí là gì

  1. Trạm đấu nối của mạch điều khiển
  2. Đấu nối mạch điều khiển
  3. Công tắc phụ
  4. Thiết bị cắt mạch song song, cuộn đóng
  5. Rơ le ngắt máy – điện tử
  6. Mặt che trước
  7. Cơ cấu đóng
  8. Cơ cấu nhả
  9. Cơ cấu sạc
  10. Lò xo đóng
  11. Cơ cấu kéo ra
  12. Đế cách ly
  13. Buồng dập hồ quang
  14. Tiếp điểm động chính
  15. Tiếp điểm cố định chính
  16. Thanh dẫn phía dây
  17. Thanh dẫn phía tải
  18. Lò xo tiếp xúc
  19. Biến dòng
  20. Cuộn dây cảm biến dòng
  21. Lưới bảo vệ
  22. Mạch nối

Xem thêm: Tủ điện inox là gì? Cấu tạo và chức năng của tủ điện inox

– Bên ngoài được cấu tạo với 15 thành phần gồm:

Cấu tạo bên ngoài của Cấu tạo bên trong của Máy cắt không khí là gì

  1. Buồng dập hồ quang
  2. Đấu nối mạch điều khiển
  3. Khóa
  4. Rơ le ngắt máy
  5. Cần nạp điện
  6. Nút on
  7. Nút off
  8. Bộ hiển thị on/off
  9. Bộ hiển thị nạp điện
  10. Lỗ hổng cho cơ cấu kéo
  11. Cái móc khóa
  12. Bộ hiển thị vị trí
  13. Bộ đếm
  14. Tay vịn mở rộng
  15. Lỗ hổng cố định vị trí

Xem thêm: Aptomat là gì? Chức năng và phân loại aptomat

Ứng dụng của máy cắt không khí

Máy cắt không khí được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hằng ngày và trong công nghiệp với các ứng dụng có thể kể đến như: Bảo vệ sinh vật sống xung quanh nguồn điện; bảo vệ các thiết bị điện; đảm bảo an toàn cho tụ điện, máy biến áp hoặc máy phát điện; sử dụng cho các hệ thống chia sẻ điện; lắp đặt ở các khu vực có dòng điện áp không đều, quá cao hoặc quá thấp.

Ứng dụng của Cấu tạo bên ngoài của Cấu tạo bên trong của Máy cắt không khí là gì

Ưu – nhược điểm của máy cắt không khí (ACB)

Máy cắt không khí được sử dụng nhiều nhờ vào các ưu điểm của nó, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, người dùng cũng cần chú ý những nhược điểm để đảm bảo sử dụng hiệu quả và an toàn máy cắt không khí.

Ưu điểm của máy cắt không khí là gì

– Bảo vệ an toàn cho các hệ thống điện, thích hợp sử dụng ở các mạng lưới điện có tần suất hoạt động cao.

– Giúp phòng tránh cháy nổ, chập mạch, hỏa hoạn trong quá trình sử dụng điện, đảm bảo tính chất an toàn điện.

– Vận hành ổn định.

– Tốc độ thổi khí dập hồ quang của bộ ngắt mạch luôn ổn định với mọi giá trị dòng điện.

– Độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Nhược điểm của máy cắt không khí là gì

– Cần thường xuyên bảo trì thiết bị để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

– Chi phí đầu tư lớn do sử dụng khí nén với công suất cao.

– Dễ xảy ra tình trạng rò rỉ áp suất ở vị trí giao nhau của ống dẫn khí.

– Dễ bị ngắt điện đột ngột do việc gia tăng cường độ điện áp.