Đồng Hồ VOM Là Gì? Phân Loại Và Chức Năng Của Đồ Hồ Vạn Năng

VOM là viết tắt của Volt-Ohm-Milivoltmeter là một thiết bị đo điện áp, dòng điện và điện trở. VOM rất quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết chức năng của nó. Trong bài viết này, hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu VOM là gì, đồng hồ vạn năng dùng để đo gì nhé!

VOM là gì?

VOM là từ viết tắt của Volt-Ohm-Milliammeter thiết bị dùng để đo lường các thông số cơ bản như điện trở, điện áp DC, điện áp AC và đo dòng điện. VOM được sử dụng nhiều trong cuộc sống nhờ vào khả năng đo lường nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện, một số model cao cấp còn trang bị chức năng đo nhiệt độ.

VOM là gì

Có 2 loại đồng hồ vạn năng được sử dụng phổ biến là đồng hồ dạng kim và đồng hồ dạng số. Đồng hồ dạng số (hay đồng hồ điện tử) đang được sử dụng nhiều hơn bởi các tiện ích đa chức năng, kết quả đo chính xác cao cũng như có giá thành không quá chênh lệch so với đồng hồ vạn năng kim.

Xem thêm: Dòng Điện Là Gì? Công Thức – Cách Đo Và Phân Loại Dòng Điện

Cấu tạo và ứng dụng của đồng hồ VOM

Cấu tạo

Như đã giới thiệu, đồng hồ VOM có 2 loại phổ biến là đồng hồ dạng kim và đồng hồ số. Mỗi loại VOM sẽ có cấu tạo và kiểu dáng khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ chọn lựa loại đồng hồ phù hợp với nhu cầu mình nhất.

– Đồng hồ vạn năng kim: Bên trong đồng hồ sẽ bao gồm đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo. Bên ngoài sẽ được cấu thành từ nhiều bộ phận hơn gồm:

Cấu tạo đồng hồ VOM

  1. Kim chỉ thị là bộ phận nằm trên thước hình cung, để thông báo kết quả đo.
  2. Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
  3. Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
  4. Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
  5. Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
  6. Vỏ trước
  7. Mặt chỉ thị
  8. Mặt kính
  9. Vỏ sau
  10. Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
  11. Chuyển mạch chọn thang đo
  12. Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A

– Đồng hồ vạn năng điện tử: Khác với đồng hồ số, kết quả đo lường trên đồng hồ điện tử sẽ được hiển thị dưới dạng số trên màn hình đồng hồ. Do đó, cấu tạo của đồng hồ điện từ cũng sẽ khác so với đồng hồ kim. Đồng hồ VOM điện tử bao gồm các bộ phận: Màn hình LCD hiển thị kết quả đo, cái nút chọn chỉ số đo lường (điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, dòng điện xoay chiều,…), núm vặn, nút giữ dữ liệu và giắc cắm. 

Đồng hồ VOM HIOKI

Ứng dụng của đồng hồ vạn năng VOM

Đồng hồ vạn năng thường hỗ trợ đo các chỉ số điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều, điện trở, điện dung, hệ số khuếch đại dòng tĩnh. Việc đo lường sẽ giúp kiểm tra và giám sát dòng điện trong các thiết bị nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng có thể xảy ra trong hệ thống mạch điện dân dụng hoặc công nghiệp.

Đồng hồ vạn năng VOM dùng để đo gì?

Đồng hồ vạn năng VOM được sử dụng để đo những thông số điện cơ bản gồm:

  • Đo điện trở
  • Đo điện áp DC
  • Đo điện áp AC
  • Đo dòng điện

Ngoài ra, một số dòng đồng hồ vạn năng VOM số hiện nay còn có thể dùng để đo thông mạch, đo dung lượng pin, đo lường điện dung, đo true RMS.

Đồng hồ vạn năng VOM số cũng có nhiều tính năng rất hữu ích, ví dụ như:

  • Kiểm tra thông mạch của mạch điện xem mạch điện có bị đứt không
  • Kiểm tra xem đi ốt có hoạt động bình thường không
  • Đo lường và xác định các thành phần NCV, đo tần số, nhiệt độ, transistor,…

Xem thêm: Đồng hồ volt kế là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đấu đồng hồ đo volt kế

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng

Đo điện xoay chiều (AC) và dòng điện 1 chiều (DC)

Trước khi đo, bạn cần cắm dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị, dây màu đen vào chân COM của đồng hồ.

Để tiến hành đo điện xoay chiều, người dùng cần chỉnh thang đo về thang AC, để thang ở mức cao hơn điện áp cần đo một nấc (ví dụ: Đo điện xoay chiều 220V thì sẽ chỉnh thang đo về mức AC 250V). Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo và đọc kết quả trên màn hình.

Đối với đo dòng điện 1 chiều, người dùng cũng thực hiện thao tác tương tư, trả thang đo về mức DC, đặt que màu đỏ vào cực dương của nguồn và que màu đen vào cực âm của mạch song song. Lưu ý cần để thang đo cao hơn điện áp cần đo 1 nấc (ví dụ: đo điện áp 1 chiều 110V thì sẽ chỉnh thang đo đến DC 250V)

Đo thông mạch

Tương tự 2 chế độ đo trên, để đo thông mạch, bạn cũng cần trả thang đo đến chế độ đo thông mạch (thường nằm trong khu vực thang đo điện trở hoặc chung thang đo với chức năng đo điốt). Khi chỉnh đến chế độ đo thông mạch, đồng hồ sẽ hiển thị số 0L. 

Tiếp đến bạn cắm dây đo màu đen của đồng hồ vào giắc COM, dây đỏ vào giắc VΩ. Đồng hồ sẽ bắt đầu đo, nếu mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ thông báo với tiếng “bíp”, nếu mạch bị đứt, đồng hồ điện sẽ không kêu.

Xem thêm: Đồng Hồ Ampe Kế Là Gì? Nguyên Lý Làm Việc, Ứng Dụng, Phân Loại Và Bảng Giá

Đồng hồ đo điện phổ biến nên sử dụng

Đồng hồ đo điện được sử dụng khá phổ biến nên cũng được sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng. Dưới đây là một số loại VOM được sử dụng phổ biến nên sử dụng:

– Đồng hồ VOM điện tử Kyoritsu 1109S

– Đồng hồ đo VOM Kyoritsu 1021R

– Đồng hồ đo VOM Kyoritsu 1009

– Đồng hồ VOM điện tử Hioki DT4256

– Đồng hồ vạn năng VOM Hioki 3244-60

Đồng hồ đo điện phổ biến nên sử dụng

Trong đó đồng hồ VOM Hioki thường được sử dụng nhiều nhờ vào thiết kế siêu gọn nhẹ có thể đựng vừa trong túi áo, giúp dễ dàng mang theo mọi nơi, đầu que đo linh hoạt được mạ vàng dài 15mm, đồng hồ có màn hình hiển thị đơn giản với các chữ số lớn dễ đọc. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn thiết kế thêm nắp an toàn đi kèm để ngắn đoản mạch và hộp đựng cứng để bảo vệ máy khi không sử dụng.

Bài viết đã giải đáp một số thắc mắc liên quan đến VOM là gì hay đồng hồ vạn năng dùng để đo gì. Hy vọng, bài viết Điện Châu Á chia sẻ giúp bạn có thêm thông tin để ứng dụng đồng hồ VOM vào trong cuộc sống hàng ngày.