CB là thiết bị điện được sử dụng để thay thế cho cầu dao tổng. Đây là thiết bị điện quen thuộc trong đời sống của con người. CB chống giật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế bạn cần quan tâm đến chất lượng của CB. Sau đây là cách chọn CB chống giật cho gia đình hiệu quả nhất.
CB chống giật là gì?
CB chống giật hay còn được gọi là cầu dao tự động, là thiết bị giúp bảo vệ hệ thống điện. CB là thiết bị điện được dùng để đóng ngắt mạch điện, giúp bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện trong trường hợp bị quá tải, ngắn mạch, sụt áp,…
CB chống giật sẽ gồm các thành phần chính sau:
- Tiếp điểm: CB chống giật có thể có 2 tiếp điểm gồm: tiếp điểm chính và tiếp điểm hồ quang. Hoặc cũng có thể là 3 tiếp điểm với 1 tiếp điểm phụ. Khi đóng mạch, thứ tự đóng lần lượt là hồ quang, tiếp điểm phụ, tiếp điểm chính. Khi ngắt mạch, thứ tự mở sẽ ngược lại.
- Buồng dập hồ quang: Buồng dập gồm nhiều tấm thép xếp liên tiếp, giúp dập hồ quang nhanh hơn. Buồng dập hồ quang gồm 2 kiểu phổ biến: kiểu hở dành cho điện áp trên 1000V/50kA và kiểu nửa kín dùng cho dòng dưới 50kA.
- Khung CB: Bảo vệ các tiếp điểm và chi tiết bên trong CB. Nó giúp đảm bảo sự ổn định và độ bền của CB.
Lợi ích khi lắp cb chống giật cho gia đình
Thiết bị CB chống giật hiện đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại sự tiện lợi và an toàn hơn trong cuộc sống. Thiết bị ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ vào các yếu tố sau:
- Bảo vệ an toàn điện và tính mạng người: CB chống giật sẽ tự động ngắt mạch điện, giúp ngăn chặn nguy cơ điện giật. Thiết bị giúp bảo vệ tính mạng và sức khỏe của gia đình.
- Ngăn ngừa cháy nổ: CB có khả năng phát hiện rò rỉ điện, quá tải hoặc điện áp không ổn định. Lúc này, thiết bị sẽ tự động ngắt nguồn điện, giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
- Đảm bảo thiết bị: CB chống giật tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống điện hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Thiết bị giúp bảo vệ các thiết bị điện khỏi hư hỏng do sự cố điện gây ra và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
- Tiết kiệm chi phí: Với những lợi ích trên, CB còn giúp giảm thiểu các khoản chi phí sửa chữa do sự cố điện, bảo vệ tài sản cho gia đình.
- Dễ dàng sử dụng: Thiết bị CB chống giật rất dễ lắp đặt và khôi phục. Điều này mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng.
>> Tham khảo thêm: cách chọn dây điện 3 pha theo công suất
Cách chọn cb chống giật cho gia đình phù hợp
Trước khi tìm hiểu cách chọn CB chống giật cho gia đình, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để chọn được sản phẩm phù hợp:
- Ưu tiên lựa chọn các thương hiệu uy tín: Bạn nên tham khảo nhiều thương hiệu thiết bị điện uy tín và đáng tin cậy trên thị trường. Đa phần những thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng của thiết bị.
- Thiết bị tích hợp nhiều chức năng bảo vệ: Bạn nên chọn những sản phẩm có tích hợp tính năng bảo vệ ngược pha, quá tải và quá dòng. Các chức năng này tăng cường khả năng bảo vệ hệ thống điện gia đình.
- Xác định dòng định mức: Bạn nên chọn CB chống giật có khả năng chịu dòng điện tối đa của hệ thống điện. Điều này sẽ đảm bảo hệ thống điện được hoạt động ổn định.
- Sở hữu chức năng ngắt điện nhanh: Nên chọn CB chống giật có khả năng phản ứng nhanh, ngắt điện ngay lập tức khi có sự cố điện xảy ra.
- Thiết bị phải đạt tiêu chuẩn an toàn: Nên chọn thiết bị đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn quốc tế như IEC, UL, CE,…
Hướng dẫn cách lắp đặt cb chống giật cho gia đình
Bên cạnh tìm hiểu cách chọn CB chống giật cho gia đình phù hợp thì cách lắp đặt CB chống giật đảm bảo an toàn là rất cần thiết.
Thường được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện: Trước khi thực hiện lắp đặt CB chống giật, bạn cần ngắt nguồn điện tại bảng điện chính.
- Bước 2: Chọn vị trí lắp đặt: Bạn nên chọn vị trí lắp đặt phù hợp, tránh nơi ẩm ướt và gần với bảng điện chính.
- Bước 3: Lắp đặt: Sử dụng tua vít gắn CB vào vị trí đã xác định. Bạn phải đảm bảo CB được gắn chắc chắn. Tiếp đến, bạn cần gắn dây pha vào đầu vào của CB và dây trung tính vào đầu ra của CB. Nếu có dây tiếp đất, bạn phải kết nối theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 4: Kiểm tra kết nối: Sau khi lắp đặt xong, bạn sử dụng thiết bị đo điện để kiểm tra các kết nối, đảm bảo các dây điện không va chạm nhau.
- Bước 5: Bật nguồn điện: Nếu các mối nối đã được kết nối an toàn, bạn bật lại nguồn điện. Tiếp đến, kiểm tra và thử nghiệm thiết bị CB để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
Thông qua bài viết trên, Điện Châu Á đã hướng dẫn bạn cách chọn CB chống giật cho gia đình và các bước lắp đặt hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về thiết bị chống giật, bạn có thể liên hệ với 0918.39.30.93 để được tư vấn đội ngũ nhân viên Điện Châu Á tư vấn nhiệt tình.