Tủ Điện 3 Pha Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Đấu Tủ Điện 3 Pha

Trên thị trường hiện nay có 2 loại tủ điện phổ biến là tủ điện 1 pha và tủ điện 3 pha. Tủ điện 3 pha là thiết bị được dùng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp. Vậy tủ điện 3 pha là gì, có cấu tạo ra sao? Nó có chức năng và những ưu điểm nào? Việc đấu nối tủ điện 3 pha gồm những bước nào? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Tủ điện 3 pha là gì?

Tủ điện 3 pha là thiết bị được dùng để bảo vệ những linh kiện điện có trong hệ thống điện 3 pha. Nó được dùng rất phổ biến trong các xí nghiệp, nhà máy hay các khu công nghiệp. Thiết bị này được xem như bộ não của cả hệ thống điện. Tủ điện 3 pha ngày nay được thiết kế rất gọn nhẹ, rất tiện lắp đặt hay vận chuyển. Ngoài ra nó còn an toàn cho người sử dụng vì có chức năng chống cháy và tránh rò rỉ điện.

Tủ điện 3 pha

Xem thêm: Vỏ Tủ Điện Công Nghiệp Là Gì? Ứng Dụng, Phân Loại Và Quy Trình Sản Xuất

Cấu tạo tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có dạng hình vuông hoặc là hình chữ nhật. Vỏ tủ điện sẽ được sơn một lớp tĩnh điện. Lớp sơn này tạo sự bóng loáng, chống bụi bẩn và tăng sự thẩm mỹ cho tủ. Người mua có thể yêu cầu kích thước tủ điện để phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Chức năng của tủ điện

Chức năng chính của tủ điện ba pha là dùng để lắp đặt các thiết bị điều khiển và bảo vệ hệ thống điện 3 pha trong quá trình khởi động. Nó được sử dụng để điều khiển, bảo vệ các động cơ bên trong hay motor điện. Tùy vào loại phụ tải cũng như các thiết bị đi kèm mà phương thức khởi động cũng khác nhau.

Không gian phía trong các tủ điện 3 pha được thiết kế rất rộng rãi. Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh hay nối các dây điện ở bên trong ra bên ngoài để kết nối với nguồn điện chính. Những mối nối của các mạch điện rất chắc chắn, có kèm theo thông số rất rõ ràng. Vì vậy nếu có hư hại thì quá trình sửa chữa hay bảo trì, bảo dưỡng cũng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Lớp vỏ tủ có lớp sơn tĩnh điện nên có thể chống rò rỉ hay phóng điện tốt, nó còn có khả năng chống cháy. Vì vậy nếu có sự cố xảy ra thì mạch điện và cả người sử dụng đều được bảo vệ an toàn.

Phân loại tủ điện 3 pha

Tủ điện ba pha điều khiển

Tủ điện ba pha điều khiển được ví như đầu não của những thiết bị điện. Vai trò chủ yếu của nó là điều khiển các thiết bị cung cấp điện khác. Đây là loại tủ điện có thể hoạt động ổn định trong những môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thông thường. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, nhà xưởng,… Nhờ có tủ điện mà việc sắp xếp các mối nối và bố trí các thiết bị trở nên gọn gàng hơn, dễ kiểm tra và tháo lắp khi cần.

Phân loại tủ điện 3 pha

Tủ điện ba pha phân phối

Tủ điện 3 pha phân phối được sử dụng để phân chia những thiết bị điện cùng một hệ thống với nhau. Điều này làm dòng điện đi qua dễ dàng, cũng như việc bảo trì, sửa chữa, quản lý nhanh chóng hơn. Tủ điện 3 pha còn có ưu điểm là giúp tiết kiệm điện, không làm ảnh hưởng nguồn điện chung và không phát ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động.

Tủ điện ba pha chiếu sáng

Đúng như tên gọi, chức năng chính của tủ điện 3 pha chiếu sáng là dùng để giúp các thiết bị phát sáng. Thiết bị này thường được dùng nhiều ở các công trình công cộng như: công viên, chung cư,… Các công tắc giữ vai trò đóng, mở nguồn điện tự động theo cài đặt sẵn. Loại tủ điện này có thiết kế rất nhỏ, gọn nên rất dễ vận chuyển và lắp đặt.

Xem thêm: Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp gồm những gì?

Ưu điểm khi sử dụng tủ điện 3 pha

So với tủ điện 1 pha thì tủ điện 3 pha có những khác biệt nhất định trong cách vận hàng cũng như công suất. Còn xét về hình dáng bên ngoài hay kích thước thì 2 loại này tương tự nhau. Một số ưu điểm của tủ điện 3 pha có thể kể đến như:

  • Tủ điện 3 pha có không gian rộng rãi nên rất dễ đấu dây vào và ra.
  • Tủ được phân pha theo màu sắc: đỏ, xanh, vàng nên việc lắp đặt rất dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 
  • Tủ điện 3 pha dễ bảo trì và bảo dưỡng.
  • Vỏ tủ điện có lớp cách điện nên có thể phòng ngừa tình trạng rò rỉ điện, phóng điện, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Mạch điện được phân chia rõ ràng, không gây nhầm lẫn trong lúc vận hành.

Kinh nghiệm lựa chọn tủ điện

  • Trước khi mua tủ điện 3 pha, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về các thông tin cơ bản và những thông số kỹ thuật của tủ điện. 
  • Bạn có thể tham khảo giá ở nhiều nơi để có sự so sánh và lựa chọn được nơi có giá cả hợp lý nhất. 
  • Sản phẩm tủ điện phải có nguồn gốc, xuất xứ có tem kiểm định rõ ràng để bảo đảm an toàn cho hệ thống điện. 
  • Nên mua ở các đại lý phân phối hàng chính hãng, không nên vì giá rẻ mà mua phải hàng kém chất lượng. 
  • Lớp sơn bên ngoài tủ điện không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cách điện, khi mua nếu thấy sơn bong tróc bạn nên yêu cầu đổi trả ngay.

tủ điện 3 pha

Cách đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản

Tùy theo chức năng và vị trí lắp đặt mà tủ điện 3 pha sẽ được đấu nối sao cho phù hợp. Dưới đây chỉ là các bước hướng dẫn đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản. Nếu không có kiến thức nền tảng về điện, tốt nhất bạn nên nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hay người có chuyên môn.

Tính toán thông số kỹ thuật

Trước tiên, để có thể lựa chọn được tủ điện 3 pha phù hợp bạn cần xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để có thể tính được số lượng aptomat và dây dẫn cần có. Bước này giúp bạn cân đối được tài chính và có thể lựa chọn được loại tủ điện phù hợp với hệ thống điện của mình.

Vẽ sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động

Đây là bước cực kỳ quan trọng khi tiến hành đấu nối tủ điện 3 pha. Bố trí thiết kế và có sơ đồ nguyên lý hoạt động một cách rõ ràng sẽ giúp tủ điện đảm bảo không thiếu sót các tính năng cần thiết. Ngoài ra thì nó còn giúp cho những thiết bị được vận hành an toàn và ổn định. Sau khi bố trí thiết bị điện xong, hãy kiểm tra kỹ lại thiết kế một lần nữa để kịp thời phát hiện thiếu sót và khắc phục.

Tiến hành gia công và lắp đặt vỏ

Sau khi lựa chọn xong các thiết bị cần thiết, bước tiếp theo là lựa chọn vỏ tủ điện và bắt đầu lắp đặt. Đừng quên tạo các lỗ trên bề mặt tủ để gắn các thiết bị như nút nhấn, đồng hồ, đèn báo,…

  • Sau đây là các nguyên tắc bạn cần lưu ý khi lắp đặt những thiết bị lên vỏ tủ:
  • Các thiết bị cần được lắp ở phía trên: đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.
  • Các thiết bị điều khiển cần được lắp ở phía dưới: nút nhấn cùng công tắc.
  • Những thiết bị có cùng chức năng thì lắp theo hàng ngang hoặc dọc để vận hành dễ dàng.
  • Các thiết bị trong tủ điện cần được sắp xếp chính xác và khoa học để hạn chế hiện tượng nhiễm điện của các thiết bị điện. Bên cạnh đó nó còn tăng tính thẩm mỹ và giúp tủ điện 3 pha vận hành ổn định, an toàn.

Xem thêm: Tủ Điện Phân Phối Là Gì? Phân Loại Tủ Điện Phân Phối Trên Thị Trường

Đấu dây dẫn trong tủ điện

Đấu dây dẫn trong tủ điện

Đây là công đoạn yêu cầu sự cẩn thận và tính chuẩn xác cao. Bởi đây là bước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thiết bị bên trong tủ điện 3 pha.

Đầu cốt phải được phân màu sao cho rõ ràng. Nó cũng phải được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát, quản lý và sửa chữa khi có sự cố. Dây điện tín hiệu nên chọn loại dây có độ nhạy cao và có vỏ bọc chống nhiễu, nó được đấu vuông góc với dây mạch lực. Hai dây này nên được đi riêng biệt trong những ống ghen riêng và cách xa nhau. Đừng quên việc đấu dây phần động mạch lực trước rồi mới tới dây phần điều khiển.

Cấp nguồn và chạy không tải

Sau khi đã hoàn thành xong những bước đấu nối dây và thiết bị, hãy kiểm tra  lại hệ thống một lần nữa. Nếu không có sai sót thì bắt đầu cấp nguồn điện cho tủ điện để chạy thử. Hãy để cho tủ điện 3 pha chạy không tải khi cấp nguồn để dễ phát hiện những sai sót trước khi đấu tải và đưa tủ điện vào sử dụng chính thức. Vậy là việc tự nối tủ điện 3 pha đã hoàn thành và tủ điện đã có thể đi vào sử dụng. 

Trên đây là những thông tin về tủ điện 3 pha từ Điện Châu Á. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại tủ điện này. Tùy theo mục đích sử dụng mà mỗi khu vực, công trình cần có loại tủ điện phù hợp. Tủ điện 3 pha có những ưu điểm trong việc bảo vệ hệ thống điện, giúp hệ thống điện vận hành ổn định và an toàn. Việc đấu nối tủ điện 3 pha không quá phức tạp. Thế nhưng nếu bạn không quá am hiểu về điện thì hãy nhờ vào sự trợ giúp của những người có chuyên môn.