Dân số đang gia tăng một cách liên tục, dẫn đến nhu cầu xây dựng các công trình như nhà ở, nhà máy, xí nghiệp,… ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng điện năng cũng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, năng lượng mà chúng ta hiện đang dùng chủ yếu là từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,… Và hiển nhiên, chúng là hữu hạn. Do vậy, hiện nay một giải pháp được đưa ra là năng lượng tái tạo. Loại năng lượng này được dự kiến sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Vậy năng lượng tái tạo là gì? Những lợi ích và xu hướng sử dụng nguồn năng lượng này là như thế nào? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo được biết đến là một nguồn năng lượng hoàn toàn sạch, khác xa với loại nhiên liệu hóa thạch. Loại năng lượng này được hình thành từ ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều,…
Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo
Khi đặt lên bàn cân so sánh với loại năng lượng nhiên liệu hóa thạch, hiển nhiên năng lượng tái tạo đem đến nhiều lợi ích hơn. Có thể kể đến như:
- Đây là nguồn năng lượng sạch đảm bảo thân thiện với thiên nhiên, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Nguồn năng lượng có thể tái tạo được
- Là một nguồn năng lượng được tái tạo phong phú từ gió, mặt trời, thủy triều,…
- Nguồn năng lượng được dùng miễn phí.
- Độ bền cao, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
- Tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy,…
Phân loại
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch được nhiều người biết đến nhất. Nguồn năng lượng này thường được khai thác nhờ các công nghệ hiện đại như sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo,…
Năng lượng gió
Năng lượng gió cũng khá phổ biến và được nhận định trở thành xu hướng và vô cùng quan trọng trong tương lai. Nguồn năng lượng này được tạo ra dựa trên sức gió thông qua các tuabin gió. Tuabin gió thường có quy mô lớn và có công suất từ 600 kW đến 9 MW. Tốc độ gió càng cao, sản lượng điện sinh ra cũng tăng lên và đạt công suất tối đa cho tuabin.
Thuỷ điện
Thủy điện cũng được điểm mặt trong danh sách nguồn năng lượng sạch, khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguồn năng lượng này hoạt động dựa trên lực nước có trong các dòng chảy. Dòng chảy nước có tốc độ nhanh sẽ giúp thiết lập tuabin máy phát điện. Tuy nhiên, các công trình thủy điện, đập thủy điện lại không được xem là năng lượng tái tạo. Bởi chúng gây ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sống, con người, sinh vật sống tại đó. Bên cạnh đó, nếu không kiểm soát cẩn thận sẽ rất dễ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học là một loại năng lượng có nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Nguồn năng lượng này được tạo ra và có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp nhờ vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên việc đốt cháy sinh khối có nguồn gốc từ thực vật sẽ tạo ra lượng khí CO2 lớn, gây tác động tiêu cực cho môi trường. Do vậy, loại năng lượng này không còn được xem là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn như trước nữa.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất và sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất. Tại khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được dùng để khai thác và tạo ra điện. Tuy nhiên, việc khai thác loại năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế. Cùng với đó là những vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng làm giảm đi tiện ích của năng lượng địa nhiệt.
Năng lượng thuỷ triều
Đây cũng được xem là một dạng năng lượng sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, loại năng lượng này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Bởi đây là loại năng lượng có mức phí đầu tư tốn kém và chỉ thực hiện được ở vị trí có tốc độ của dòng chảy lớn hoặc thủy triều cao.
Nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro
Ngày ngay nhiên liệu hydrogen cũng đã được dùng trong pin nhiên liệu hydro và cung cấp nguồn năng lượng cho động cơ điện giống như pin lưu trữ điện. Nguồn năng lượng sạch này thường được ứng dụng cho các dòng xe chạy bằng hơi nước.
Ứng dụng năng lượng tái tạo vào cuộc sống
Hiểu được khái khái niệm năng lượng tái tạo là gì? Nhưng ít ai biết được loại năng lượng này được dùng như thế nào trong cuộc sống. Bên dưới là một vài ứng dụng của năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực khác nhau như:
- Giao thông: Năng lượng tái tạo được ứng dụng trong việc sản xuất pin cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông mà không cần tới xăng, dầu như xe ôtô điện, xe điện
- Xây dựng và quy hoạch hóa đô thị: Năng lượng mặt trời được ứng dụng vào các công trình xây dựng. Nhằm cung cấp hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà.
- Nông nghiệp: Năng lượng tái tạo được áp dụng trong hệ thống tưới tiêu tự động tại đồng ruộng. Nhờ đó, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng.
- Y tế: Pin năng lượng mặt trời dùng để cung cấp năng lượng cho các xe y tế lưu động. Điều này giúp tiếp cận các địa phương không có điều kiện để xây dựng bệnh viện, trạm xá.
- Giáo dục và nghiên cứu: Hỗ trợ các nghiên cứu, sáng kiến mới
Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ về năng lượng tái tạo là gì. Và sâu hơn nữa là thông tin và những yếu tố giúp nó ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Theo dõi Điện Châu Á để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé! Nếu có nhu cầu mua sản phẩm năng lượng tái tạo. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0918.393.093 để được tư vấn và hỗ trợ.