Điện Trở Là Gì? Đơn Vị Và Công Thức Đo Điện Trở

Điện trở là linh kiện điện tử, được sử dụng phổ biến trong các mạch điện, thiết bị, máy móc khác nhau. Bài viết này, Điện Châu Á sẽ giải thích chi tiết điện trở là gì, đơn vị đo và công thức của điện trở.

Điện trở là gì?

Điện trở là linh kiện điện tử thụ động, vô cùng phổ biến và quan trọng trong mạch điện, có tác dụng làm giảm cường độ dòng điện trong mạch, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động, điều chỉnh tín hiệu. Có kí hiệu là R. Trong vật lý thì điện trở đại diện cho khả năng cản trở dòng điện, điện trở càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt và ngược lại.

Điện trở là gì

Có thể bạn quan tâm: Điện Trở Xả Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt Động Và Cách Lắp Đặt

Đơn vị đo điện trở

Đơn vị đo của điện trở là Ohm (Ω)

Quy đổi đơn vị Ω như sau:

  • 1 mΩ = 0,001 Ω = 0,000001 Ω

Công thức tính điện trở

Công thức: R=U/I

Trong đó từng đại lượng ký hiệu như sau:

  • R: Điện trở của vật dẫn, đo bằng Ω (ohm).
  • U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn vật dẫn, đo bằng V (vôn).
  • I: Cường độ dòng điện, đo bằng A (ampe).

Phân loại điện trở

Trên thị trường hiện nay điện trở được sản xuất với kiểu dáng đa dạng và phong phú, đáp ứng các yêu cầu và ứng dụng khác nhau của người tiêu dùng. Nên người ta thường chia thành các loại sau.

Điện trở thông thường

  • Điện trở thường: Là những loại có công suất nhỏ, dao động từ 0,125W đến 0,5W.
  • Điện trở công suất: Là những loại điện trở có công suất lớn hơn điện trở thường, dao động từ 1W đến 10W.
  • Điện trở nhiệt/ sứ: Là các loại điện trở sẽ tỏa nhiệt khi hoạt động, có lớp vỏ bọc bên ngoài.

Theo giá trị của điện trở

  • Điện trở cố định: Được làm bằng chì hoặc cacbon, những loại điện trở có giá trị cố định và không thể thay đổi được giá trị đó.
  • Biến trở: Là loại mà ta có thể thay đổi được giá trị của nó trong quá trình sử dụng.

Phân loại theo tính chất của điện trở

  • Điện trở tuyến tính: U-I của điện trở gần giống như 1 đường thẳng, khi điện áp trong mạch có sự thay đổi thì kháng trở vẫn không thay đổi.
  • Điện trở phi tuyến tính: U-I của điện trở này không tuân theo quy tắc định luật Ohm, có dòng điện đi qua không chính xác và có tỉ lệ thuận với sự chênh lệch điện áp.

Xem thêm: Điện Trở Dây Dẫn Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào?

Cách mắc điện trở

Điện trở có 2 cách mắc thông dụng và phổ biến là mắc song song và mắc nối tiếp. Mỗi cách mắc sẽ có thức tính chi tiết riêng và hoàn toàn khác nhau. Chi tiết cụ thể như sau.

Mắc song song: Là khi các 2 đầu của 1 điện trở này được mắc tương ứng với 2 đầu của điện kia.

Điện trở mắc song song có các công thức sau:

  • Điện trở tổng mạch: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + … + 1/Rn
  • Tổng dòng điện đi qua các điện trở: I = I1 + I2 + I3 +…+ In

Cách mắc điện trở

Mắc nối tiếp: Là khi đầu của điện trở này mắc với đuôi của điện trở kia, tạo thành một đường thẳng.

Điện trở mắc nối tiếp có các công thức sau:

  • Điện trở tổng mạch: R = R1 + R2 + R3 +…+Rn
  • Tổng dòng điện đi qua các điện trở: I = I1 = I2 =…=In

Cách mắc điện trở

Xem thêm: Dòng Điện 1 Chiều Là Gì – Cách Đo Dòng Điện 1 Chiều

Ứng dụng điện trở trong cuộc sống

Điện trở có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Được sử dụng vô cùng linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Các ứng phổ biến thường gặp như sau:

  • Tạo ra được nhiệt lượng trong các thiết bị cần nhiệt như: Nồi cơm điện, ấm đun nước,…
  • Khống chế dòng điện ở mức phù hợp khi qua tải.
  • Phân cực để cho bóng bán dẫn hoạt động.
  • Tạo được điện áp theo mong muốn từ điện áp có sẵn bằng cách lắp đặt vào phần phân áp.

Với gần 10 năm thành lập với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giàu Công Ty TNHH TM DV Điện Châu Á cam kết luôn mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và chất lượng đáng tin cậy. 

Như vậy là qua bài viết này, Điện Châu Á vừa chia sẻ đến mọi người về những yếu tố ảnh hưởng đến điện trở của dây dẫn và công dụng của điện trở. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.