Công Tơ Điện Là Gì? Phân Loại Và Mục Đích Sử Dụng Công Tơ Điện Trong Nhà

Công tơ điện là thiết bị được dùng ở những nơi có sử dụng điện như nhà ở, cơ quan, trường học hay các xí nghiệp…Vậy công tơ điện là gì? Phân loại và ký hiệu ra sao? Sử dụng công tơ điện trong nhà nhằm mục đích gì? Cùng tìm đáp án cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Công tơ điện là gì?

Công tơ điện hay còn được gọi là điện năng kế hay đồng hồ điện. Bất cứ nơi nào sử dụng điện thì ở đó sẽ có công tơ điện, đây là thiết bị dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện bất kỳ.

Phụ tải điện là những nơi có sử dụng điện năng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp, công ty, văn phòng hay là tất cả những thiết bị hoạt động bằng điện.

Ở nước ta, công ty điện lực sẽ lấy công tơ điện làm cơ sở để tính toán ra chi phí tiền điện mỗi tháng mà đơn vị sử dụng điện cần thanh toán. Việc sử dụng điện một cách hợp lý là một cách tiết kiệm cho đơn vị sử dụng điện.

Hiện nay, theo quy định của điện lực Việt Nam, đơn vị công tơ điện được thống nhất đơn vị tính điện năng là kWh.

Công tơ điện là thiết bị được dùng để đo điện năng tiêu thụ

Công tơ điện là thiết bị được dùng để đo điện năng tiêu thụ

Công tơ điện kí hiệu là gì?

Công tơ điện là thiết bị được lắp đặt ở khắp mọi nơi từ những nơi nhỏ lẻ như hộ gia đình cho đến những nhà máy sản xuất quy mô lớn. Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm. Một thắc mắc mới được đặt ra đó là công tơ điện có ký hiệu như thế nào?

Dù là sử dụng điện cho hộ gia đình, tập đoàn hay nhà máy sản xuất thì đơn vị điện được thống nhất chung là kWh. Được đọc là kilô Watt giờ.

1kWh = 1000Wh, ví dụ cụ thể như công tơ điện báo số 000355 thì ta hiểu là 35.5 kWh.

>>>>> Tham khảo: Cách Tính Điện Năng Tiêu Thụ Chuẩn Nhất Năm 2022 Như Thế Nào?

Cấu tạo công tơ điện 

Công tơ điện được cấu tạo bởi các thành phần chính sau đây:

  • Cuộn dây điện áp: Gồm nhiều vòng dây, được lắp tại vị trí song song với phụ tải, có phần tiết diện nhỏ hơn so với những loại công tơ khác.
  • Cuộn dây dòng điện: Bộ phận này được lắp nối tiếp với phụ tải, số vòng dây của nó thường ít hơn cuộn dây điện áp nhưng lại có tiết diện lớn hơn.
  • Đĩa nhôm: Được lắp đặt phía trên trục và dựa vào trụ để có thể quay tự do giữa 2 cuộn dây điện áp
  • Nam châm vĩnh cửu: Bộ phận này có vai trò tạo ra momen cán khi đai nhôm quay trong từ trường của nó.
  • Hộp số cơ khí: Bộ phận này có nhiệm vụ hiển thị số lượng vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắn vào trục đĩa nhôm.
Cấu tạo công tơ điện

Cấu tạo công tơ điện

Nguyên lý hoạt động của công tơ điện

Khi có dòng điện đi qua phụ tải thì những bộ phận của công tơ điện sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình.

Dòng điện đi qua cuộn vòng sẽ tạo ra một luồng từ thông phía bên dưới đĩa nhôm có lắp trục rơle liên kết cùng với dãy số hiển thị cơ khí ra bên ngoài.

Đồng thời, dòng điện cũng sẽ tạo ra 2 luồng từ thông phía trên cuộn áp, trong đó một luồng từ thông sẽ tác động lên đĩa nhôm một cách trực tiếp.

Thông qua tác động hai luồng từ thông trên nó sẽ tạo thành momen làm cho đĩa nhôm quay vòng trong nam châm vĩnh cửu. Vì đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu nên sẽ tạo thành 1 luồng momen cản giúp cân bằng vòng quay, từ đó tạo ra chỉ số điện năng tiêu thụ thông qua số vòng quay của đĩa nhôm.

Lúc này, đĩa nhôm quay sẽ làm cho trục số nhảy, từ đó hiển thị kết quả lên mặt chỉ số điện năng tiêu thụ của phụ tải.

Nguyên lý hoạt động của công tơ điện

Nguyên lý hoạt động của công tơ điện

Có mấy loại công tơ điện phổ biến hiện nay

Trên thị trường, công tơ điện 1 pha 2 dây được chia thành 2 loại phổ biến là công tơ điện 1 pha và 3 pha. Ngoài ra, một loại ít được sử dụng đó chính là công tơ điện 2 chiều.

Công tơ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha có công dụng dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ ở các lưới điện 1 pha. Và chúng cũng được chia thành 2 loại là công tơ điện cơ và công tơ điện tử.

Công tơ điện cơ

Đây là loại công tơ phổ biến và được dùng nhiều nhất ở các hộ gia đình, thường được lắp đặt ở các lưới điện 1 pha. Áp dụng cho các thiết bị điện sử dụng trong gia đình với công suất tiêu thụ điện thấp.

Công tơ điện tử

Đây là loại mới được đưa lên thị trường, có thiết kế hiện đại và mang đến độ chính xác cao hơn so với công tơ điện cơ thông dụng. Ở loại này, thiết kế có màn hình LCD hay màn hình LED, tại đây sẽ hiển thị số điện năng tiêu thụ cũng như các thông số điện tử khác.

Công tơ điện tử mang đến độ chính xác cao

Công tơ điện tử mang đến độ chính xác cao

Ngoài chức năng chính là đo đạc điện năng, công tơ điện từ còn có khả năng đo được số điện số điện tối đa, số điện tức thời hay mức điện áp…Hơn thế nữa, nó còn có thể đọ được điện năng tiêu thụ trong giờ thấp điểm hay cao điểm cho các thiết bị điện.

Công tơ điện 3 pha

Đây là loại đồng hồ điện được lắp đặt ở những nơi sử dụng mạng lưới điện 3 pha 4 dây. Và nó được chia thành 2 loại cơ bản là công tơ điện 3 pha trực tiếp và công tơ điện 3 pha gián tiếp.

Loại đồng hồ điện này thường được sử dụng ở những nơi sản xuất theo quy mô vừa và lớn như công nghiệp sản xuất, nhà máy, xí nghiệp. Với mục đích là để bảo đảm công suất vận hành cho hệ thống motor, máy móc, thiết bị có công suất lớn. Chính vì vậy, công tơ điện 3 pha là sự lựa chọn hàng đầu cho những nơi cần cung cấp nguồn có công suất cao.

Công tơ điện 3 pha trực tiếp

Được chia ra bởi cách thức đo lường nên điện năng kế 3 pha cũng được đọc chỉ số điện trực tiếp tương tự như đồng hồ điện 1 pha ở hộ gia đình.

Công tơ điện 3 pha gián tiếp

Đây là loại được đấu dây khác với các loại khác, số lượng chân nối nhiều hơn và cần có sự kết hợp của biến dòng (CT dòng). Loại này thường được sử dụng ở những phụ tải điện có công suất lớn và có cách đọc điện năng tiêu thụ cũng khác biệt.

Điện Châu Á giới thiệu đến bạn cách đọc như sau: Đọc điện năng giống như công tơ điện 3 pha trực tiếp sau đó nhân kết quả với biến áp đo lường và hệ số biến dòng sẽ ra được kết quả điện năng tiêu thụ của phụ tải điện.

Công tơ điện 2 chiều

Đây là loại đồng hồ điện có 2 bộ nhớ, không được ứng dụng quá phổ biến và thường được dùng để đo nguồn điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời. Hoặc dùng để đo nguồn điện năng 2 chiều.

Hình ảnh công tơ điện 2 chiều

Hình ảnh công tơ điện 2 chiều

Bao gồm 2 bộ nhớ với chức năng như sau:

  • Bộ nhớ 1: Với mục đích lưu trữ các chỉ số điện năng tiêu thụ đã được cấp bởi công ty điện lực nước ta.
  • Bộ nhớ 2: Có vai trò lưu trữ chỉ số điện năng từ hệ thống lưới năng lượng mặt trời đã được lắp đặt.

>>>>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Năng Lượng Điện Là Gì? Các Nguồn Năng Lượng Giúp Tạo Ra Điện Năng

Công tơ điện dùng để đo đại lượng nào?

Công tơ điện dùng để làm gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người và có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn về đại lượng được đo bởi đồng hồ điện với một số thiết bị khác.

Công tơ điện là thiết bị dùng để đo điện năng tiêu thụ của phụ tải điện, là những nơi có thiết bị sử dụng điện để vận hành. Hay còn được dùng để đo cho đại lượng công của dòng điện.

Đồng hồ điện sẽ chỉ ra lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng và cơ sở điện lực sẽ dùng số đó để tính tiền điện mỗi tháng mà bạn phải chi trả. Vì thế, hãy sử dụng điện đúng mục đích vừa tiết kiệm cho bản thân vừa giúp cho nguồn năng lượng điện được duy trì lâu dài.

Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích gì?

Trong nhà có rất nhiều thiết bị sử dụng tới điện như tủ lạnh, máy giặt, tivi, lò vi sóng, bếp điện…Mỗi thiết bị này đều đang tiêu tốn điện mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng. Chính vì vậy mà công tơ điện được lắp đặt nhằm mục đích đo lường điện năng tiêu thụ hay công của dòng điện đã tiêu hao. Loại được lắp trong gia đình nhiều nhất đó là công tơ điện 1 pha.

Công tơ điện được lắp đặt trong gia đình với mục đích đo công của dòng điện

Công tơ điện được lắp đặt trong gia đình với mục đích đo công của dòng điện

Đơn vị tính điện năng tiêu thụ được thống nhất là kWh. Vì vậy, bạn cũng cần phải biết được cách đọc điện năng ở công tơ điện 1 pha để cũng biết được tiền điện trước khi có thông báo từ điện lực Việt Nam.

Công tơ điện dùng cho hộ gia đình sử dụng nguồn điện nào?

Công tơ điện dùng trong hộ gia đình phổ biến nhất là đồng hồ điện 1 pha 2 dây, gồm dây nguội và dây lửa. Nguồn điện trong gia đình có tần số khoảng 50 đến 60Hz. Do đó, bạn chỉ cần kết nối đúng 2 dây này với thiết bị thì đảm bảo hoạt động bình thường cho công tơ điện và thiết bị.

Dòng điện 1 pha này vẫn là dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế là 220V. Vì vậy, bạn cần lắp đặt đúng để tránh những sự cố không may xảy ra.

>>>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Thiết Bị Điện Dân Dụng Schneider Phổ Biến Nhất

Cách lựa chọn công tơ điện 

Để có thể lựa chọn được loại công tơ điện tốt nhất thì bạn cần phải dựa vào thông số kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của mình, hệ thống điện hoạt động là 1 pha hay 3 pha và phải tuân theo các quy tắc bắt điện được cấp phép dưới đây:

  • Điện áp: Giá trị của điện áp là thông số bắt buộc phải tuân thủ tại Việt Nam, giá trị này sẽ là 220V cho dòng điện 1 pha và 380V cho dòng điện 3 pha.
  • Dòng điện: Cần phải chú ý đến dòng điện tối đa và dòng điện định mức của công tơ. Phổ biến là 5(20)A, 10(40)A và 20(80)A.
  • Tần số: Đây là định mức của công tơ điện buộc người dùng phải tuân thủ, thường nằm ở trị số 50Hz.
  • Rev/kWh: Biểu thị cho số vòng quay của đĩa nhôm để có thể đạt được 1kWh, thông thường là 225 rev/kWh, 450 rev/kWh hay 900 rev/kWh.
  • Cấp chính xác Cl: Cấp chính xác phổ biến của đồng hồ điện là Cl1, Cl2.

Trong các thông số trên thị trên công tơ điện thì điện áp và tần số là 2 yếu tố bắt buộc phải tuân theo, bởi vì nó tác động trực tiếp lên độ chính xác của các công tơ điện.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc về công tơ điện. Đây là thiết bị phổ biến và phải được ứng dụng cho các thiết bị điện. Với mục đích đo lường điện năng tiêu thụ ở cả hộ gia đình, khu công nghiệp sản xuất, nhà máy, xí nghiệp…Tuy nhiên, năng lượng điện cần được tiết kiệm, vì thế hãy cùng chung tay tiết kiệm điện khi không cần thiết để năng lượng này tồn tại lâu dài.