Khi tiến hành xây dựng hệ thống mạng điện, thì việc tính toán công suất chịu tải của dây điện là hết sức cần thiết. Giúp tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn và hạn chế xảy ra các tai nạn. Do đó hãy cùng Điện Châu Á theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về bảng chịu tải dây điện cadivi và một số lưu ý cần thiết nhé!
Khái niệm về công suất chịu tải
Công suất chịu tải của dây điện là công suất tối đa mà dây điện có thể chịu được, không bị hư hỏng, đảm bảo an toàn và không xảy ra cháy nổ khi cho dòng điện đi qua. Công suất chịu tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại dây dẫn, tiết diện dây dẫn, nhiệt độ môi trường và lớp cách điện của dây dẫn.
- Loại dây dẫn: Dây đồng hoặc dây nhôm.
- Tiết diện dây dẫn: Đơn vị thường tính là mm².
- Chiều dài dây dẫn: Dây càng dài điện trở càng lớn (điện trở tỉ lệ thuận với công suất chịu tải).
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ cao sẽ làm tăng điện trở của dây dẫn.
- Cách điện của dây dẫn: Ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt của dây dẫn.
>>>> Xem thêm: contactor ls
Hầu như trên tất cả các thiết bị tiêu thụ điện như: Nồi cơm, tủ lạnh, quạt điện, máy giặt, … đều có ghi trị số công suất (W/kW). Tổng các công suất ghi trên tất cả các thiết bị chính là công suất hiệu dụng.
Đối với hộ gia đình để đảm bảo hệ thống điện an toàn người ta thường tính công suất chịu tải của hệ thống bằng 80% của công suất hiệu dụng. Còn đối với các công trình xây dựng thì công suất chịu tải bằng 70% công suất hiệu dụng.
Bảng chịu tải dây điện cadivi
Việc biết chính xác công suất chịu tải của dây dẫn điện là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa chú trọng và trao đổi kỹ với bên thi công về vấn đề này. Dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng, cháy nổ do quá tải, chập điện, gây ra các thiệt hại lớn ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người.
Hiện nay trên thị trường dây cáp điện Cadivi các rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có bảng công suất chịu tải riêng. Do đó, khách hàng nên tìm hiểu kỹ từng loại dây và mục đích sử dụng của chúng. Từ đó có thể tính toán chính xác công suất chịu tải và cách thiết kế hệ thống điện phù hợp. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu các tai nạn không mong muốn.
>>>> Bạn nên xem: MCCB Là Gì? Chức Năng – Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động Của MCCB
Những lưu ý khi tính công suất chịu tải dây điện Cadivi
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng điện và giảm thiểu các nguy cơ tai nạn, bạn cần phải tính toán cẩn thận công suất chịu tải của thiết bị và dây dẫn.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công hệ thống điện với dây điện Cadivi:
- Chia mạng điện thành nhiều nhánh: Giúp dễ dàng lắp đặt, bảo trì và sửa chữa mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mạng điện.
- Thiết kế hộp kỹ thuật và cầu dao ngắt tự động: Mỗi khu vực nên có hộp kỹ thuật và cầu dao riêng để dễ dàng ngắt điện cục bộ, mà không làm ảnh hưởng đến khu vực khác.
- Luồn dây điện trong ống nép: Dây điện cần được luồn trong ống nhựa và đảm bảo rằng mật độ của dây điện không vượt quá 70% diện tích của dòng ống.
- Mối nối dây điện: Các mối nối cần phải tiếp xúc tốt và chặt chẽ với nhau. Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tránh tình trạng dây bị nóng khi có tải điện.
- Bảo vệ dây dẫn điện bằng ống nhựa: Dây điện nên được luồn trong ống nhựa để bảo vệ dây điện khỏi các va chạm và tuân thủ các quy tắc sử dụng điện an toàn.
Hy vọng qua bài viết vừa rồi Điện Châu Á đã giúp bạn hiểu rõ thêm và bảng chịu tải dây điện Cadivi và các lưu ý khi tính công suất của dây điện Cadivi. Nếu còn thắc mắc bạn có thể liên hệ công ty qua:
- Số điện thoại: 0918 39 30 93
- Địa chỉ: 16 – 18 Trần Tướng Công, Phường 10, Quận 5, Tp.HCM