Tủ điện công nghiệp được sử dụng ở rất nhiều các công trình, nhà máy, các tòa nhà cao tầng. Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp bao gồm nhiều thiết bị khác nhau và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định chất lượng của hệ thống điện. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về các thiết bị cần có ở tủ điện công nghiệp.
Tủ điện công nghiệp là gì?
Đây là một thiết bị quan trọng được ứng dụng ở hầu hết trong hệ thống điện công nghiệp. Tủ điện công nghiệp phải đảm bảo về những tiêu chí như độ ổn định khi vận hành, bền bỉ theo thời gian và hoạt động liên tục. Hơn thế nữa, chúng phải hoạt động một cách chính xác ở các môi trường khác nhau.
Vì được ứng dụng trong ngành công nghiệp nên hệ thống cấu trúc mạch điều khiển ở tủ điện công nghiệp phức tạp hơn nhiều so với tủ điện dân dụng. Chúng được lắp đặt ở những nơi cần cung cấp điện với công suất lớn.
Được làm chủ yếu từ những tấm kim loại hoặc composite, có kích thước và độ dày tùy theo nhu cầu sử dụng. Thông thường, bên ngoài tủ đều được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn, có màu sắc tùy vào người đặt.
>>>>> Tham khảo: Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện Thường Gặp
Chức năng của các thiết bị trong tủ điện công nghiệp
Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp là các thiết bị điện, được lắp đặt với nhiều mục đích khác nhau như cắt, đóng, bảo vệ thiết bị, điều khiển, chuyển đổi, kiểm tra, điều chỉnh và hỗ trợ kiểm soát mọi vận hành của hệ thống lưới điện và các máy móc sử dụng điện.
Thêm vào đó, các thiết bị này còn có chức năng kiểm tra cũng như điều chỉnh, đo lường biến đổi ở các quá trình không điện khác nữa.
Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp gồm những gì?
Để đảm bảo sự ổn định cho mạng lưới điện cũng như máy móc hoạt động thì tủ điện công nghiệp có chứa rất nhiều thiết bị khác nhau.
Điện Châu Á sẽ giới thiệu đến bạn 6 nhóm thiết bị chính ngay dưới đây.
Nút nhấn
Ở hầu hết các loại tủ điện công nghiệp đều có nút nhấn. Chúng thường được thiết kế ở mặt trước tủ để giúp cho quá trình vận hành, sử dụng trở nên thuận tiện hơn.
Ngoài ra, để sử dụng trong các trường hợp bị sự cố, thì tủ điện còn có thiết kế nút nhấn khẩn cấp. Thực hiện chức năng đóng cắt toàn bộ mạch trong hệ thống điện.
Rơ le (Relay)
Rơ le thường được sử dụng ở hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Loại relay được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là relay điện từ.
Chúng gồm có những bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, cuộn dây, mạch từ, lò xo, nắp, nguồn nuôi rơ le…
Aptomat
Aptomat hay còn gọi là CB, với vai trò đa dạng như bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải hay dòng điện rò, quá áp…
Tuy nhiên, chức năng chính của CB là bảo vệ sự an toàn cho các động cơ điện trước tình trạng quá tải và ngắn mạch. Còn một số CB cải tiến mới có chức năng chống dòng rò, hay CB chống giật.
CB đang dần trở nên phổ biến hơn vì chức năng đa dạng và sự tối ưu mà nó mang lại. Chúng dần được thay thế cho cầu chì hay cầu dao.
>>>>>> Xem thêm: CB Chống Giật Là Gì? Có Những Thương Hiệu CB Chống Giật Nào?
Contactor
Hay còn được gọi là khởi động từ, là một trong các thiết bị trong tủ điện công nghiệp. Contactor là khí cụ điện hạ áp, thực hiện chức năng đóng cắt các mạch điện động lực, điều khiển động cơ hay máy sản xuất một cách thường xuyên.
Khởi động từ còn được dùng để chuyển mạch, đóng mở cầu dao. Có hai loại contactor chính là contactor đơn và đa. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn loại phù hợp cho tủ điện.
Phụ kiện tủ điện
Trong tủ điện công nghiệp thường có thêm một số phụ kiện như các loại đồng hồ Volt, ampe, đồng hồ tủ điện đa năng, biến điện áp, biến dòng điện, biến tần, quạt tủ điện, gối đỡ…
Một số thiết bị bảo vệ khác
Gồm các thiết bị như relay nhiệt, relay bảo vệ pha hay relay bảo vệ.
- Relay nhiệt (Rơ le nhiệt): Có chức năng bảo vệ động cơ, mạch điện khỏi một số sự cố như quá tải, tự động đóng cắt phần tiếp điểm. Loại relay này thường được kết hợp cùng với contactor.
- Relay bảo vệ pha: Đóng vai trò ngắt nguồn điện tổng khi có sự cố ảnh hưởng đến dòng điện như mất pha, rớt pha, bảo vệ theo thứ tự pha. Từ đó, giúp thiết bị hoạt động đúng chiều trước những thay đổi của vị trí nguồn.
- Relay bảo vệ: Bao gồm relay bảo vệ chạm đất, bảo vệ dòng rò, báo vệ đảo pha, bảo vệ kém áp, bảo vệ quá dòng, bảo vệ mất pha, bảo vệ thiếu tần số, bảo vệ quá tần số,…
>>>>> Xem thêm: Các Thiết Bị Đóng Cắt Và Bảo Vệ Mạch Điện
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn về nhóm các thiết bị điện trong tủ điện công nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về tủ điện và là cơ sở để chọn loại tủ phù hợp nhất.