RoHS là một thước đo quan trọng thường xuyên hiện bên trong các doanh nghiệp sản xuất và thường xuất hiện trên các vỏ bao bì. Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì? Hãy cùng Điện Châu Á tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS được viết tắt từ cụm Restriction of Hazardous Substances, là một chỉ thị về việc hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử, được Liên minh Châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2023 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các nước thành viên.
Tiêu chuẩn RoHS được đưa ra nhằm bảo vệ người dùng cũng như môi trường khỏi tác hại từ các loại chất độc hại trong các sản phẩm điện, điện tử. Bên cạnh đó, nhờ có tiêu chuẩn này này một lượng lớn các chất độc hại từ chất thải điện tử đã được giải quyết để bảo vệ môi trường của chúng ta.
Xem thêm: An toàn điện là gì? Nguyên tắc an toàn khi lắp đặt và sử dụng điện
RoHS Có mấy phiên bản?
Trong quá trình thi hành tiêu chuẩn RoHS, đã có nhiều lần tiêu chuẩn này được sửa đổi để ngày càng phù hợp hơn với tình hình thực tế. Từ khi bắt đầu áp dụng đến nay, RoHS đã được sửa đổi 2 lần với 3 phiên bản khác nhau:
– RoHS là Chỉ thị 2002/95 / EC: Chỉ thị đầu tiên ban hành năm 2006.
– RoHS 2 là Chỉ thị 2011/65 / EU: Ban hành năm 2011.
– RoHS 3 là Chỉ thị 2015/863: Ban hành năm 2015 (có hiệu lực vào năm 2019).
Các chất độc gây hại được quy định ở tiêu chuẩn RoHS
Sau những lần sửa đổi và bổ sung, tính đến hiện tại, có 10 chất được quy định cần hạn chế trong việc sản xuất điện, điện tử. Bao gồm các loại chất sau cùng quy định chỉ sử dụng với hàm lượng giới hạn chỉ 0,1% khối lượng:
- Chì (Pb)
- Thủy ngân (Hg)
- Cadmium (Cd)
- Crom hóa trị sáu (Cr 6+ )
- Biphenyl đa bội (PBB)
- Ether diphenyl polybrominated (PBDE)
- Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)
- Butyl benzyl phthalate (BBP)
- Dibutyl phthalate (DBP)
- Diisobutyl phthalate (DIBP)
Phương pháp kiểm tra chứng nhận RoHS
Để kiểm tra xem doanh nghiệp sản xuất có tuân thủ theo tiêu chuẩn RoHS hay không thì người thường sẽ tiến hành lần lượt các phương pháp khác nhau như:
– Quang phổ huỳnh quang tia X (XRF): Kiểm tra chủ yếu các bộ phận có nguy cơ cao chứa các chất bị hạn chế của sản phẩm.
– Quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier (FTIR)
– Kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử quét.
– Chiết xuất dung môi và phân tích sự hiện diện của phthalate bằng sắc ký khí khối phổ (GC/MS).
– Kết hợp sắc ký khí với detector ion hóa ngọn lửa (GC/FID).
Nhóm sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của RoHS Compliant
Hiện nay rất nhiều nhóm sản phẩm đang nằm trong phạm vi áp dụng tiêu RoHS Compliant có thể kể đến như:
– Đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, điều hòa, lò nướng, máy hút bụi,…
– Thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin: máy tính, điện thoại, máy fax, radio, máy nghe nhạc, TV,…
– Thiết bị chiếu sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED.
– Công cụ điện và điện tử: máy khoan, máy may,…
– Dụng cụ, thiết bị thể thao và đồ chơi, giải trí: tay cầm chơi game điện tử, video game,…
– Dụng cụ y tế: máy trợ khí,…
– Máy pha chế: máy đồ uống, thức ăn,…
– Dụng cụ quan sát, kiểm soát: máy hút khói, camera, lò sưởi,…
Xem thêm: Dòng Điện Là Gì? Công Thức – Cách Đo Và Phân Loại Dòng Điện
Lợi ích của chứng nhận RoHS
Các chất độc hại có tác động rất tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như môi trường vì vậy sự ra đời của tiêu chuẩn RoHS là rất quan trọng nhằm kiểm soát được những loại chất độc hại này tốt hơn.
Việc đạt được chứng nhận tiêu chuẩn RoHS là một yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp muốn bán và phân phối các sản phẩm điện, điện tử đến các nước châu Âu. Đi cùng với đó, việc áp dụng tiêu chuẩn RoHS vào sản xuất và kinh doanh sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp với mong muốn sử dụng của phần đông khách hàng hiện nay cũng như góp phần bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu và sức khỏe của người tiêu dùng.
Hy vọng với bài viết trên đây của Điện Châu Á đã giúp bạn đã hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn RoHS cũng như những quy định và lợi ích của tiêu chuẩn này!