Vỏ Tủ Điện Công Nghiệp Là Gì? Ứng Dụng, Phân Loại Và Quy Trình Sản Xuất

Tủ điện công nghiệp được sử dụng rất phổ biến rất nhiều ở các công trình hiện nay và đây là thiết bị mà các doanh nghiệp đều không thể bỏ qua. Đặc biệt là trong các toà nhà, nhà xưởng,… đều phải dùng đến tủ điện công nghiệp để điều khiển toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm mua vỏ tủ điện công nghiệp ngày càng tăng cao, cùng Điện Châu Á tìm hiểu xem vỏ tủ điện công nghiệp là gì nhé?

Vỏ tủ điện công nghiệp là gì?

Vỏ tủ điện công nghiệp là sản phẩm được dùng để chứa các mạch điều khiển, cầu dao, thiết bị đóng cắt, cầu nối,… Đây là sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng, trực tiếp điều khiển hệ thống cung cấp điện cho hệ thống phụ thải nhất định. Tuỳ vào mục đích yêu cầu mà vỏ tủ điện sẽ có hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật,… và kích thước cũng khác nhau luôn. Có thể có loại 1 hoặc 2 lớp cánh, thường cánh trong vỏ tủ điện 2 lớp hoặc là cánh tủ 1 lớp và được khoét lỗ để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị,…

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vỏ tủ điện công nghiệp và tuỳ vào nhu cầu sử dụng cũng như tính ứng dụng của mỗi hệ thống. Một số loại phổ biến như: tủ mạng, tủ điện viễn thông, tủ điều khiển,…..

vỏ tủ điện công nghiệp là gì

Tác dụng và ứng dụng

Tủ điện công nghiệp có vai trò rất quan trọng, nó giống như một nơi dùng để sắp xếp hay vận hành các linh kiện, thiết bị điện sao cho hợp lý cũng như dễ thao tác nhất. Nó chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp.

Lớp vỏ tủ điện giúp mang đến sự an toàn cho các thiết bị điện, không những thế nó còn mang đến sự ổn định và chính xác trong thời gian dài ở môi trường làm việc.

Tác dụng

– Điều khiển các thiết bị của hệ thống điện và cung cấp cho phụ tải

– Cung cấp nguồn liên tục cho toàn bộ hệ thống điện để máy móc hoạt động được

– Mang đến sự an toàn cho người dùng và cũng như bảo vệ các thiết bị tránh bị hư hỏng bởi các tác nhân của môi trường

– Có tính thẩm mỹ cao

Ứng dụng

– Dùng trong hệ thống mạng, điện hạ thế

– Được sử dụng trong các khu vực công cộng, khu vực ngoài trời: công viên, vườn hoa, khu vui chơi,…

– Sử dụng rộng rãi trong các phòng kỹ thuật điện tổng, trung tâm thương mại, công trình,…

– Ứng dụng phổ biến trong các xưởng sản xuất, khu công nghiệp, nhà máy bơm nước,… để điều khiển các loại động cơ, máy móc.

Phân loại (theo công suất tải, kiểu dáng, nơi lắp đặt)

Với nhu cầu hiện nay thì việc sử dụng các tủ điện công nghiệp khá đa dạng nên cũng dẫn đến sự ra đời của các loại vỏ tủ điện cũng khác nhau hơn,… Có thể kể đến như:

Vỏ tủ điện công nghiệp trong nhà

Vỏ tủ điện trong nhà thường được thiết kế có chân đế và đặt trên sàn hoặc treo tường. Một số kích thước chuẩn của vỏ tủ điện trong nhà:

– Chiều cao: 210 – 2200mm

– Chiều sâu: 100 – 650mm

– Chiều rộng: 160 – 900mm

Vỏ tủ điện công nghiệp ngoài trời

Do các tủ này sẽ được lắp đặt ngoài trời hay ở những nơi được tiếp xúc với oxy hoá, chính vì thế mà chất liệu sản xuất cần phải sơn tĩnh điện để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường tia cực tím, sương muối, mưa,…

Một số kích thước thông dụng:

– Chiều cao: 210 – 2200

– Chiều rộng: 160 – 990

– Chiều sâu: 100 – 650

phân loại vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện công nghiệp sơn tĩnh điện

Đây là loại tủ được dùng để bảo vệ các thiết bị điện trong môi trường công nghiệp. Vỏ được làm bằng chất liệu kim loại và có tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt.

Kích thước cụ thể:

– Chiều cao: 30 – 80cm

– Chiều ngang: 20 -600cm

– Độ dày: 1mm – 1.2mm

Vỏ tủ điện công nghiệp mạ kẽm

Đây là loại tủ điện được sản xuất bằng công nghệ mạ kẽm tiến tiến, nó giúp cho vỏ tủ có độ bền và tăng khả năng chống oxy hóa rất cao. Đây là dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau: công nghiệp, dân dụng, ngoài trời,…

Vì là loại sản phẩm đặc biệt nên kích thước và độ dà của vỏ tủ điện công nghiệp mạ kẽm đa dạng tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Quy trình sản xuất

– Chọn vật liệu dạng tấm với kích thước cụ thể để cắt

– Đục lỗ trên máy đột CNC hoặc dùng máy tay

– Đem mài nhẫn lỗ vừa đục

– Chấn định hình

– Hàn ghép và vệ sinh mối hàn

– Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch NaOH

– Đem tẩy gỉ bằng dung dịch axit

– Định hình lại bề mặt

– Phốt phát hóa bề mặt tủ

– Đem rửa qua với nước rồi hong khô

– Phun bột sơn tĩnh điện với màu thích hợp

– Lấy sấy khô ở nhiệt độ 190 – 220 độ C trong khoảng tầm 10 phút là được

– Lắp ráp

– Kiểm tra, đóng gói

Vừa rồi là một số thông tin về vỏ tủ điện mà Điện Châu Á muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn đang tìm một đơn vị cung cấp, lắp đặt, thi công vỏ tủ điện thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0918 39 30 93