Hướng Dẫn Cài Đặt Bộ Điều Khiển Tụ Bù Mikro

Bộ điều khiển tụ bù là một phần không thể thiếu trong ngành điện, được thiết kế tối ưu với chức năng đảm bảo hệ số công suất như mong muốn. Từ đó, giúp nâng cao tuổi thọ của tụ bù, contactor. Vậy cách cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chức năng bộ điều khiển tụ bù Mikro

Được thiết kế một cách tối ưu với mục đích giám sát liên tục để kiểm tra sự tiêu hao công suất phản kháng của hệ thống điện. Sau đó, bộ điều khiển tự động tính toán và bù phản kháng đã hao bằng cách đóng ngắt các cấp của tụ điện.

Bộ điều khiển tụ bù Mikro có chức năng thông minh, giúp kiểm soát hệ số công suất như mong muốn. Giúp các thiết bị trong hệ thống điện kéo dài tuổi thọ.

>>>>> Xem thêm: Tụ Điện Là Gì – Giải Đáp 7 Thắc Mắc Về Tụ Điện

Hướng dẫn lắp đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro

  • Chú ý đến kích thước dập lỗ cho bộ điều khiển tụ bù Mikro. Dựa vào thông số trên bảng hướng dẫn đi kèm với sản phẩm hoặc được in trên sản phẩm để lựa chọn dập lỗ phù hợp.
  • Thông thường, loại điện áp thích hợp cho tụ bù là 220V hoặc 415V. Chú ý, nếu sử dụng điện áp đầu vào là 220V thì điện cấp đầu vào cũng phải là 220V. Sử dụng điện áp dây cho điện áp 415V. Dùng nguồn nuôi 220VAC nếu dùng điện 3 pha.
  • Tham khảo và lựa chọn sơ đồ đấu dây theo hướng dẫn đi kèm.

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro có điện áp nuôi 220V

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro có điện áp nuôi 220V

 

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro có điện áp nuôi 380V hoặc 415V

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro có điện áp nuôi 380V hoặc 415V

Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro PFR60

Các phím chức năng của tụ bù Mikro

a: 3 led 7 đoạn hiển thị các giá trị

b: 2 đèn hiển thị cos chậm (IND) hay cos nhanh (CAP)

c: các đèn led hiển thị trạng thái hoặc thông số của từng cấp

d: nút Up: chuyển đổi menu, chỉnh tăng giá trị,…

e: Nút Mode/Scroll dùng để đổi menu

f: Nút Down điều chỉnh giảm giá trị, đổi menu…

g: Nút Program cài đặt các thông số

h: đèn báo chế độ bù bằng tay (Manual) hoặc tự động (Auto)

g: Các đèn báo hiển thị các thông số đang được theo dõi hay cài đặt

>>>>> Tham khảo: Top Các Thiết Bị Bảo Vệ Mạch Điện Bạn Nên Biết

Các bước cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro

Điện Châu Á sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt tụ bù Mikro theo những bước cụ thể dưới đây.

Bước 1: Cài đặt hệ số cos (ϕ)

  • Đầu tiên, bật điện nguồn và nhấn vào MODE/SCROLL => đèn Set Cos (ϕ) sẽ sáng.
  • Để chỉnh được hệ số Cos ϕ thì ta nhấn nút PROGRAMS. Sau đó nhấn nút UP/DOWN chọn hệ số Cos ϕ theo yêu cầu. Thông thường, chỉ tiêu này sẽ được cài đặt từ 0.90 đến 0.98 cảm (Đèn IND trong hiển thị b sáng). Cài đặt Cos (ϕ)=0.95.

Bước 2: Cài đặt hệ số C/K

Đối với hệ số C/K thì đã được cài tự động nhưng nếu muốn bộ điều khiển hoạt động chính xác nhất thì nên tự điều khiển lại bằng tay.

Hệ số C/K là hệ số được tính bằng công thức trong tài liệu đi kèm của sản phẩm hoặc tra trong bảng sau.

Bảng tra hệ số C/K

Bảng tra hệ số C/K

Ví dụ: Sử dụng bộ điều khiển 6 cấp để điều khiển bù 4 cấp tụ, mỗi cấp tụ là 25KVar, 415V, biến dòng sử dụng là loại 300/5A => Hệ số C/K là 0.58.

Hướng dẫn chỉnh hệ số C/K: Nhấn MODE/SCROLL đến khi nào C/K sáng => PROGRAMS để chỉnh hệ số C/K =>UP hoặc DOWN cho tới khi C/K là 0.58 => PROGRAMS để hoàn tất việc thay đổi giá trị C/K.

Bước 3: Cài đặt các bước tụ

Ví dụ dùng Mikro 4 cấp và có dung lượng 20Kvar thì tiến hành cài đặt như sau:

Nhìn trên màn hình và nhấn nút MODE/SCROLL => đèn RATED STEPS sẽ sáng=> nhấn PROGRAMS sẽ giúp thay đổi giá trị các bước tụ (đèn số 1 sáng). Nhấn nút PROGRAMS để tiếp tục thay đổi các giá trị này => UP hoặc DOWN cho đến khi đạt giá trị 001 =>PROGRAMS để xác nhận thay đổi.

Nhấn nút UP =>đèn số 2 sáng. Tiến hành đổi các bước tụ số 2 thành 001 như trên. Nhập 001 cho các bước tụ 3.4. Sau đó nhập các giá trị 000 cho các bước tụ 5.6 và kết thúc cài đặt bước tụ.

Bước 4: Cài đặt chương trình điều khiển Mikro PFR60

Bước 1: Cài đặt chương trình điều khiển bù công suất bằng tay để kiểm tra contactor. Nhấn nút MODE/SCROLL sao cho đèn SWITCH PRO sáng.

Bước 2: Nhấn nút PROGRAMS để tiến hành thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển bằng tay (n-A). Nhấn nút PROGRAMS để hoàn tất thay đổi.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra lại, nhấn nút MODE/SCROLL sao cho đèn MANUAL sáng. Nhấn nút UP từng lượt và quan sát. Nếu sau mỗi lần nhấn có 1 contactor tác động thì phần mạch điều khiển và chương trình bù bằng tay hoạt động tốt. Nhấn nút DOWN để cắt các cấp tụ bù ra.

Bước 4: Tiến hành chuyển sang chương trình điều khiển bù tự động sau khi đã điều chỉnh bằng tay như sau:

Nhấn nút MODE/SCROLL sao cho đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển tự động (Aut). Nhấn nút PROGRAMS để hoàn tất thay đổi.

>>>> Xem thêm: Thiết Bị Điện Là Gì? Các Hãng Thiết Bị Điện Phổ Biến Trên Thị Trường

Những lưu ý khi cài đặt bộ điều khiển tụ bù

Dưới đây là các thông số cần lưu ý khi cài đặt bộ điều khiển tụ bù

  • Hệ số công suất: Thông thường, khi cài đặt sẽ cần phải chọn hệ số lớn hơn 0,9. Nếu bạn chọn thấp hơn thì có thể sẽ bị phạt.
  • Hệ số C/K: Là hệ số thể hiện thời gian trễ khi đóng cắt và được tính toán theo cấp tụ nhỏ nhất. Thông thường, hệ số C/K sẽ ở chế độ tự động của bộ điều khiển tụ bù. Lúc này bộ bù sẽ tự động tiến hành tính toán các cấp tụ khi cần thiết đóng.
  • Độ nhạy: Thông số này giúp người dùng cài đặt tốc độ đóng ngắt của tụ điện. Thông số của độ nhạy càng lớn thì tốc độ đóng ngắt của tụ càng chậm.
  • Thời gian đóng lặp lại: Hệ số này cho người dùng biết thời gian trễ bao lâu thì các cấp tụ sẽ được đóng lại. Và cần lưu ý rằng, thời gian này cần phải được đảm bảo lớn hơn khoảng thời gian xả/ nạp điện của tụ bù.

Bài viết trên là toàn bộ những hướng dẫn về cách cài đặt tụ bù Mikro một cách chi tiết và nhanh chóng. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn cài đặt thành công.